Viêm tuyến sữa là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Viêm tuyến sữa là tình trạng mà nhiều mẹ mắc phải trong quá trình cho con bú. Vậy viêm tuyến sữa là gì, bệnh này có nguy hiểm hay không, khi nào cần đi gặp bác sĩ… hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng các mô vú, ống sữa bị đau, viêm do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở một hoặc nhiều ống sữa, cũng như một hoặc hai bên vú cùng lúc.

Bệnh thường xảy ra ở một bên vú. Nhiều trường hợp bị viêm có sự xuất hiện của vi khuẩn nhưng nhiều trường hợp thì không. Và tùy vào từng tình trạng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Viêm tuyến sữa là tình trạng mà nhiều mẹ mắc hiện nay
Viêm tuyến sữa là tình trạng mà nhiều mẹ mắc hiện nay

Viêm tuyến sữa được phân chia thành hai loại chính là:

  • Viêm tuyến sữa không nhiễm trùng.
  • Viêm vú nhiễm trùng.

Nguyên nhân viêm tuyến sữa

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm tuyến vú mà các chị em cần biết để phòng tránh. Cụ thể như sau:

Ống dẫn sữa bị tắc: tắc tia sữa là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất gây viêm tuyên sữa. Sữa bị tắc lại ở những ống dẫn gây nhiễm trùng vú, ứ đọng lại ở đầu ngực còn tạo cảm giác nhói đau, tức ngực.

Tắc tia sữa là một trong những nguyên nhân gây bệnh
Tắc tia sữa là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Vi khuẩn xâm nhập vào vú: Đây là nguyên nhân do bên ngoài tác động vào. Các mẹ sau khi cho bé bú không vệ sinh sạch sẽ sẽ tạo điều kiện phát triển của vi khuẩn. Chúng sẽ phát sinh và đi vào các lỗ sữa nhỏ ở đầu ti, chui vào bên trong gây nhiễm khuẩn và hình thành nên bệnh.

Nhiễm trùng vú: Tình trạng này thường xảy ra từ tháng thứ nhất đến tháng thứ ba trong quá trình cho con bú. Tuy nhiên, một số ít trường hợp lại xảy ra ở những người không có con và phụ nữ sau khi mãn kinh.

Biểu hiện viêm tuyến sữa

Biểu hiện của người mắc bệnh viêm tuyến sữa tương đối rõ ràng. Các mẹ có thể quan sát những thay đổi của bản thân để sớm có phương pháp điều trị tránh gây tình trạng bệnh nặng thêm.

  • Bên vú bị viêm sẽ sưng đỏ, nhức nhối, căng tức, sờ còn thấy hơi cứng do ứ đọng sữa và các ống sữa bị sưng lên.
  • Nóng rát vùng ngực bị viêm khi cho bé bú.
  • Thỉnh thoảng có cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu như kim châm 1 hoặc cả 2 bên vú.
  • Cơn đau còn lan dần đến hố nách, sờ cũng thấy cảm giác căng cứng nhất định.
  • Người có biểu hiện sốt cao về đêm, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài trong nhiều ngày liên tục.
Đau ở vùng ngực là biểu hiện rõ ràng nhất
Đau ở vùng ngực là biểu hiện rõ ràng nhất

Viêm tuyên sữa có nguy hiểm không

Nhìn chung viêm tuyến sữa không phải là chưng bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả, tuy nhiên chị em không nên vì thế mà coi thường bởi nếu không điều trị có thể gây ra biến chứng như: áp xe vú, nặng hơn là nhiễm trùng huyết… Bên cạnh đó về lâu dài đây có thể là “cơ hội” để các bệnh lý như u xơ, u nang tuyến vú phát triển.

Viêm tuyến sữa có nên cho con bú?

Thông thường khi bị viêm tuyến sữa các mẹ sẽ có xu hướng dừng cho bé bú vì nghĩ dòng sữa không còn an toàn cho bé nữa. Tuy nhiên điều này không hẳn là đúng, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi bị viêm tuyến sữa vẫn có thể cho bé bú bình thường.

Bởi sức đề kháng và các dịch tiêu hóa trong dạ dày của bé có thể tiêu diệt được vi khuẩn của dòng sữa, nên vẫn rất an toàn cho bé. Đồng thời sữa mẹ mới là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé. Cho nên các mẹ vẫn nên cho bé bú bình thường.

Hơn nữa, viêm tuyến sữa rất ít khi xuất hiện ở cả hai bên, các mẹ có thể cho bé bú ở một bên, còn bên bị bệnh thì vắt sữa để chắt ra ngoài, tránh để nhiễm trùng và ứ đọng sữa. Ngoài ra, khi cho bé bú thì vệ sinh vú sạch sẽ trước và sau để tránh lây lan và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Viêm tuyến sữa có thể không nguy hiểm đến tính mạng của các mẹ nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng trong quá trình cho bé bú. Hơn nữa, bệnh để lâu không điều trị sẽ gây hậu quả nghiêm trọng chính là áp xe vú, ung thư vú. Lúc này việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, còn ảnh hưởng đến tuyến sữa và lần mang thai tiếp theo của các mẹ.

Viêm tuyến vú các mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường nhưng vần vệ sinh
Viêm tuyến vú các mẹ vẫn có thể cho bé bú bình thường nhưng vần vệ sinh

Điều trị viêm tuyến sữa

Bị viêm tuyến vu khi nào cần đi gặp bác sĩ? Ngay khi có những biểu hiện nhất định của bệnh, các mẹ nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra kết quả cùng phác đồ điều trị phù hợp nhất. Cụ thể các phương pháp điều trị sẽ được ứng dụng chủ yếu hiện nay là:

  • Dùng thuốc: Thuốc kháng sinh chống lại vi khuẩn gây viêm tuyến vú, thuốc hạ sốt và giảm đau.
  • Tiểu phẫu: Chích rạch một đường rạch nhỏ ở vú để dẫn lưu áp-xe vú trong trường hợp hình thành áp xe.

Viêm tuyến sữa uống thuốc gì?

Một vài trường hợp bệnh nặng, bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tây y để nhanh chóng tác động vào cơ thể và mang lại hiệu quả cao nhất. Một số loại thuốc được kê đơn như:

  • Thuốc kháng sinh: Thông thường những loại thuốc này sẽ được kê và dùng trong liệu trình từ 10 – 14 ngày. Lưu ý sử dụng hết liều ngay khi triệu chứng đã thuyên giảm tránh tình trạng kháng thuốc ở những lần sử dụng sau.
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nếu như tình trạng đau đớn kéo dài. Những loại chính được kế là: Ibuprofen, Alpha Choay hoặc Acetaminophen.
Có một số loại thuốc tây được kê để điều trị bệnh
Có một số loại thuốc tây được kê để điều trị bệnh

Những bài thuốc chữa viêm tuyến sữa an toàn nhất

Bên cạnh Tây y thì những bài thuốc trong Đông y cũng được ứng dụng cho các phụ nữ bị mắc viêm tuyến sữa. Ưu điểm lớn nhất của hình thức này chính là an toàn, các thành phần lành tính tự nhiên, không gây tác dụng phụ và không gây mất sữa. Một số bài thuốc nổi tiếng được nhiều người áp dụng phải kể đến như:

Bài thuốc 1 dùng cho giai đoạn đầu

Thành phần: Kinh giới tuệ, cam thảo,  liên kiều, ngưu bàng tử, hương phụ, hoàng cầm, bồ công anh, phòng phong, tạo cảm thích, trần bì, kim ngân hoa, sài hồ Bắc.

Cách sử dụng:

  • Tất cả các vị thuốc trên đem đi rửa thật sạch và cho vào ấm sắc cùng 600ml nước.
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn ½ lượng nước thì dừng lại, chắt ra bát và uống khi còn ấm.
  • Mỗi ngày dùng một thang như thế và sắc làm hai lần. Kiên trì sử dụng sau khoảng 2 tuần và bệnh tình sẽ thuyên giảm hơn.
Thuốc Đông y chữa bệnh cũng rất hữu ích lại an toàn
Thuốc Đông y chữa bệnh cũng rất hữu ích lại an toàn

Bài thuốc 2 khi tình trạng có những dấu hiệu chuyển nặng hơn

Thành phần: Qua lâu, một dược, hoàng kỳ, sinh cam thảo, đương quy, xuyên sơn giáp, đẳng sâm, hương phụ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các vị thuốc và cho vào ấm sắc thuốc cùng 500ml nước .
  • Sắc trên lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại và chắt ra bát uống khi còn ấm.
  • Mỗi thang như thế sắc làm hai lần và dùng mỗi ngày/ thang. Kiên trì sử dụng để thấy những hiệu quả tốt nhất.

Mẹo dân gian điều trị viêm tuyến sữa

Ngoài hai phương pháp kể trên các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số những mẹo dân gian dưới đây để điều trị bệnh viêm tuyến sữa rất an toàn mà hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp chỉ ứng dụng cho những người ở giai đoạn đầu của bệnh, kết hợp với đó là việc thay đổi thói quen cho bé bú cũng như trước đây để mang lại kết quả tốt nhất.

  • Nước lá bồ công anh: Các mẹ dùng một ít lá bồ công anh, thái nhỏ ra và đun sôi cùng 750 ml nước lọc. Để bồ công anh tiết hết chất hòa cùng nước. Chắt lấy dòng nước này và sử dụng hằng ngày, uống thay cho nước lọc.
  • Nước xơ mướp khô: Lấy những xơ mướp khô từ quả mướp hương cùng gay bồ kết, hành khô, cho tất cả vào ấm cùng 2 bát nước. Đun trên lửa nhỏ đến khi còn một chén thì dừng lại và chắt ra bát để uống. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 bát như thế này để thấy hiệu quả cao nhất.

Biện pháp phòng ngừa viêm tuyến sữa hiệu quả nhất

Các mẹ nên chủ động phòng tránh viêm tuyến sữa bằng những biện pháp hữu ích dưới đây. Cụ thể như sau:

  • Sau khi sinh, thường xuyên khám định kỳ để kiểm tra sức khoẻ của cả mẹ và bé, kịp thời chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Bệnh sau khi được điều trị khỏi, khoảng 2 tuần sau nên được đi tái khám để phòng tránh tái phát.
  • Cho bé đúng cách, vệ sinh vú cẩn thận sau khi cho bé bú bằng khăn thấm. Hạn chế những tác nhân có thể gây khô da.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi cho bé bú, cũng như khi dùng tay để vắt sữa.
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bà mẹ sau sinh. Tăng cường những loại thực phẩm giàu chất xơ, dinh dưỡng, vitamin để các mẹ bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, hệ thống miễn dịch sau sinh.
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhất
Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh nhất
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo sức khỏe.
  • Uống nhiều nước tránh để tình trạng mất nước.
  • Ngay sau khi cho bé bú, nếu vẫn còn sữa thì dùng tay vắt ra hoặc sử dụng máy vắt sữa, không để sữa ứ đọng lại trong các ống sữa sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh hơn.
  • Cai sữa dần dần cho bé, giảm lượng sữa hằng ngày cho bé bú để cho các tuyên sữa quen dần, Không dừng đột ngột, sữa vẫn sẽ tiết ra hằng ngày đọng lại ở ống sữa.
  • Giữ núm vú không bị nứt, sử dụng những dụng cụ bảo vệ núm vú an toàn.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm tuyến sữa thường gặp ở các mẹ hiện nay. Hy vọng với những điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách điều trị và phòng tránh bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
Sử dụng bắp cải xanh để chữa tắc tia sữa
Nấu sẵn nước trữ trong tủ lạnh
Trà hoa cúc được nhiều chị em sau sinh tin dùng
Hạt ý Dĩ rất phổ biến trong các bữa ăn của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *