Tinh dầu tràm có 2 loại là tinh dầu tràm trà và tinh dầu tràm gió. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 loại tinh dầu này. Vậy tinh dầu tràm trà là gì, loại tinh dầu này có tác dụng gì, cách dùng như thế nào… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về loại tinh dầu này ngay sau đây.
Thành phần của tinh dầu tràm trà
Tinh dầu của cây tràm trà là loại tinh dầu được chiết xuất từ cây tràm trà, đây là một loại cây thân có tên khoa học là Melaleuca alternifolia. Đây là loài cây bản xứ ở Úc, loài cây này có chiều cao đạt tối đa khoảng 30m, kết cấu lá mọc kiểu so le với hình dạng như mũi mác.
Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm trà là Gamma-terpinene và Terpinen-4-ol. Hoạt chất Terpinen-4-ol có vai trò như một chất chuyển hóa thực vật, chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa, chất chống viêm rất tốt nên loại tinh dầu này chủ yếu được sử dụng để chăm sóc da, trị mụn.
Công dụng của tinh dầu tràm trà
Tinh dầu cây tràm trà chứa nhiều thành phần tính kháng khuẩn cao do đó sản phẩm cũng đem đến nhiều công dụng đặc biệt trong việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Cụ thể, nghiên cứu và kết quả thực tế cho thấy, tinh chất từ cây tràm trà đem lại những tác dụng sau:
Điều trị mụn
Như đã giới thiệu bên trên, thành phần chính có trong tinh dầu tràm trà là Hydrocarbon Terpene, Sesquiterpenes, Monoterpenes và Terpinen-4-ol có hàm lượng cao. Do đó, tinh dầu cây tràm trà có tinh kháng khuẩn, kháng nấm và vi khuẩn cực mạnh. Từ đó giúp điều trị mụn và phục hồi tổn thương da nhanh gấp 3 lần các loại tinh dầu khác.
Tinh chất Terpinen-4-ol có tác dụng với hầu hết các loại mụn trên làn da như mụn mủ, mụn trứng cá, mụn ẩn… thậm chí là tình trạng vẩy nến, viêm da hay Eczema. Thực tế, vào năm 2017, các nhà nghiên cứu tại Úc đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của tinh dầu tràm trà đối với việc điều trị mụn trên da, kết quả cho thấy tinh chất này không gây ra tác dụng phụ cho da mụn, tình trạng cũng được cải thiện tích cực.
Làm dịu da
Đặc tính của tinh dầu tràm trà là khả năng kháng khuẩn, chống viêm và khử trùng. Do đó, đây cũng được đánh giá là giải pháp tự nhiên và an toàn cho các tình trạng kích ứng da như vết bỏng, côn trùng cắn, vết loét… Sau một thời gian sử dụng tràm trà, kích thước của các vết thương này cũng giảm xuống đáng kể.
Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm nghiên cứu khả năng ức chế vi khuẩn, virus và nấm của tinh dầu tràm trà. Kết quả cho thấy, tinh chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn và nấm rất hiệu quả.
Do vậy, việc sử dụng tinh dầu cây tràm trà cũng giúp ngăn chặn các bệnh do vi khuẩn gây nên như viêm họng, nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu… Không chỉ vậy, loại tinh chất này còn ức chế được nấm Candida. Một trong những loại nấm gây nên tình trạng nấm móng và ngứa chân thường gặp. Ngoài ra, thành phần Terpinen-4-ol có trong tràm trà cũng cho tác dụng tương tự với một vài loại virus. Tiêu biểu là virus gây mụn cóc và virus Herpes.
Trị gàu, ngăn rụng tóc
Trị gàu cũng là một trong những công dụng chính của tinh dầu cây tràm trà. Tương tự như tác dụng trị mụn, tinh chất Terpinen-4-ol cũng có khả năng ức chế quá trình tiết bã nhờn mất kiểm soát của da đầu. Từ đó, sử dụng tinh dầu tràm trà giúp ngăn chặn và làm giảm tình trạng gàu xuất hiện hay quay trở lại.
Thực tế, vào năm 2012, Học Viện Da Liễu Hoa Kỳ đã công bố lên tạp chí tác dụng của tinh dầu tràm trà có trong các sản phẩm dầu gội. Kết quả cho thấy rằng, so với các loại thông thường, dầu gội chứa 5% thành phần tinh dầu tràm trà có hiệu quả trị gàu cao hơn. Tình trạng gàu giảm hơn 41% chỉ trong vòng 4 tuần sử dụng và không có dị ứng hay dấu hiệu gàu quay trở lại.
Làm thông thoáng đường hô hấp
Hầu hết các loại tinh dầu thiên nhiên như tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả đều có chung tác dụng này, tuy nhiên tinh dầu tràm trà vẩn nổi bật hơn cả. Với khả năng chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả, tinh chất này có công dụng làm thông thoáng đường hô hấp, chữa tắc nghẽn phế quản. Sử dụng tinh dầu cây tràm trà còn giúp điều trị viêm họng, viêm phổi và nhiễm trùng miệng.
Ngoài ra, ngày nay nhiều người vẫn ưa chuộng xông tinh dầu tràm trà trong phòng ngủ, xe hơi, phòng làm việc… Hương thơm dễ chịu giúp thư giãn, đặc tính sát khuẩn giúp không khí luôn sạch sẽ.
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà
Sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời do đó tinh dầu tràm trà luôn được ưa chuộng sử dụng. Trong mỗi trường hợp khác nhau sẽ có những cách sử dụng khác nhau đối với tinh chất này. Cụ thể như sau:
- Trị mụn và chăm sóc da mặt: Dùng tăm bông chấm tinh dầu lên các nốt mụn hoặc pha 1 – 2 thìa mật ong với 5 giọt tinh chất và bôi lên mặt.
- Chăm sóc tóc: Trộn chung tinh dầu với gel nha đam, tinh dầu oải hương, sữa dừa để gội đầu,
- Giảm mùi hôi chân: Xoa bóp chân mỗi ngày với hỗn hợp ½ thìa cà phê dầu dừa và 3 giọt tinh chất tràm trà.
- Chăm sóc răng miệng: Đánh răng hàng ngày với hỗn hợp Baking Soda, tinh dầu cây tràm trà và dầu dừa.
- Khử mùi và làm sạch không khí: Sử dụng máy khuếch tán không khí hoặc đèn xông để xông tinh chất tràm trà trong phòng, trong xe…
- Thư giãn cơ thể: Cho khoảng 5 giọt tinh dầu tràm trà vào nước ấm và ngâm chân kết hợp massage trong vòng 15 phút.
- Ngăn ngừa nấm da lây lan: Bôi trực tiếp tinh dầu lên da.
- Điều trị nhiễm trùng mắt ở trẻ em: Rửa mí mắt bằng tinh dầu 50%, massage mí với thuốc mỡ 5% từ cây trà và lặp lại đều đặn trong vòng 4 – 6 tuần.
Với mỗi phương pháp bạn nên kiên trì thực hiện trong một thời gian đủ dài để nhận thấy được hiệu quả cao nhất. Tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên không thể cho kết quả tức thì nếu bạn chỉ sử dụng vài ba lần.
Những lưu ý khi sử dụng tinh dầu tràm trà
Dầu tràm trà nguyên chất là sản phẩm an toàn và lành tính đối với sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp sử dụng không đúng cách và đúng liều lượng, tinh chất này cũng để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như:
- Gây kích ứng da, thậm chí là sưng da.
- Với những người dị ứng với các thành phần có trong tinh chất, sử dụng điều trị mụn có thể bị ngứa, nóng, nổi đỏ và khô da.
- Sử dụng quá nhiều có thể gây hôn mê và phát ban.
- Gây ra hội chứng Gynecomastia ở bé trai.
Do đó, khi sử dụng bạn nên thận trọng. Dưới đây là những lưu ý bạn nên nhớ để sử dụng tinh dầu một cách hiệu quả nhất:
- Tinh dầu nguyên chất 100% có nồng độ cao do đó tốt hơn hết là nên pha loãng trước khi bôi trực tiếp lên da.
- Không được uống tinh dầu khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đọc kỹ các hướng dẫn trước khi sử dụng tinh dầu hay các sản phẩm có chứa tinh dầu để trị mụn.
- Tinh dầu rất dễ bị bay hơi nên hãy đóng nắp chai và bảo quản ở điều kiện thích hợp khi không sử dụng.
- Để xa tầm tay trẻ em.
- Ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất cứ dấu hiệu dị ứng nào khi dùng.
Tinh dầu tràm trà nên mua loại nào? Giá bao nhiêu?
Trên thị trường hiện nay, tinh dầu từ cây tràm trà đang được cung cấp với đa dạng sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu và xuất xứ khác nhau. Đây cũng là một nỗi băn khoăn cho khách hàng khi lựa chọn.
Đâu là sản phẩm nguyên chất 100% không pha trộn? Thương hiệu nào uy tín được tin dùng? Mức giá như thế nào là hợp lý? Dưới đây là các loại tinh dầu tràm trà tốt nhất đang được ưu tiên lựa chọn:
- Tinh dầu tràm trị thâm mụn Haeva 10ml.
- Tea tree oil Purevess.
- Tinh chất tràm trà Milaganics.
- Tinh chất tràm trà trị mụn The Body Shop.
- Tinh chất tràm trà Dr. Organic.
- Tinh chất tràm trà Haku.
- Dầu chất trà trị mụn Tea Tree Anti-Imperfection Daily Solution.
- Tinh chất trị mụn Tea Tree Anti-Imperfection Daily Solution.
Mỗi sản phẩm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, có dung tích và chất lượng khác nhau thì mức giá đi kèm cũng có nhiều chênh lệch. Tuy nhiên đây là sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng do đó hãy cân nhắc để tìm mua tinh dầu chất lượng. Bên cạnh đó đừng quên tìm kiếm các đơn vị cung cấp uy tín để tránh mua nhầm hàng giả, hàng pha trộn nguy hiểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về tinh dầu tràm trà. Hy vọng qua bài viết của chúng tôi, bạn đã có thêm thật nhiều kinh nghiệm hữu ích cho mình.
Xem thêm: