Tinh dầu tỏi có tác dụng gì, sử dụng tinh dầu tỏi đúng cách như thế nào, uống tinh dầu tỏi có nóng không, có tác dụng phụ không…Tất cả những thắc mắc của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.
Tinh dầu tỏi là gì?
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc, được trồng và sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Đây là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây… Bên cạnh tác dụng làm gia vị tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu.
Tinh dầu tỏi là loại tinh dầu được chiết xuất từ củ tỏi bằng phương pháp chưng cất hơi nước hoặc chưng cất bằng ê-te. Tinh dầu tỏi là một loại dầu có màu vàng, mùi hắc đặc trưng, có vị hơi cay và dễ bay hơi.
Thành phần trong tinh dầu tỏi bao gồm: Allicin, Selen, flavonoid, amino acid arginine, vitamin C, B1, B6, E, photpho và sắt… Trong đó Allicin đóng vai trò là thành phần chính, đây là một hoạt chất có nhiều tác dụng trong việc bảo vệ cơ thể, chống lại các bệnh nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu… Do vậy, Tinh dầu tỏi cũng được sản xuất rộng rãi ở dạng thực phẩm chức năng, viên uống giúp người dùng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe ở trên. Bên cạnh đó tinh dầu tỏi còn được sử dụng trong nấu ăn, là một loại gia vị, dinh dưỡng bổ sung…
Tác dụng của tinh dầu tỏi
Tinh dầu tỏi là một trong những loại tinh dầu đa chức năng, có nhiều công dụng hữu ích như:
Tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng
Sở dĩ tinh dầu tỏi được coi là loại tinh dầu mạnh mẽ nhất trong việc nâng cao sức khỏe tổng thể và tăng cường miễn dịch của cơ thể là bởi, các thành phần trong tinh dầu tỏi rất giàu các chất chống oxy hóa như: Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6 và Allicin…
Thực tế một nghiên cứu được tiến hành bởi Tạp chí Microbes and Infections cho biết, hoạt chất Allicin có trong tinh dầu tỏi có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Chất này giúp chống lại nhiều loại ký sinh trùng, vi khuẩn, virus và nấm rất hiệu quả. Vì vậy, Allicin có tác dụng cao trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng như: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng miệng… Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, Allicin có trong tinh dầu tỏi thậm chí còn tốt hơn cả việc dùng kháng sinh để điều trị bệnh, vì kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt virus trong khi hoạt chất Allicin làm điều này dễ dàng.
Bên cạnh đó, tác dụng của tinh dầu tỏi đối với trẻ em trong việc giải quyết nhiễm trùng, trị ho và nâng cao sức đề kháng cho trẻ là phương pháp tự nhiên nên rất an toàn, không gây ra các tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Tinh dầu tỏi ngăn chặn ung thư
Như đã nói ở trên trong tinh dầu tỏi rất giàu các chất chống oxy hóa như: Allicin, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6… Đặc biệt hoạt chất Allicin (chứa nhiều trong tinh dầu tỏi) là một trong những chất chống oxy hóa linh hoạt và mạnh mẽ nhất mà con người từng biết.
Các chất chống oxy hóa này giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa tế bào, ngăn ngừa việc giải phóng các gốc tự do, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như:
- Ung thư dạ dày.
- Ung thư vú.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Ung thư đại tràng.
- Ung thư phổi.
Điều này không chỉ là lý thuyến mà đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành và chứng minh được hiệu quả ngăn chặn ung thư của tinh dầu tỏi. Tuy nhiên tác dụng này chỉ đến từ tỏi chưa được nấu chin, do vậy việc sử dụng tinh dầu tỏi đem đến nhiều lợi ích hơn là sử dụng tỏi thường xuyên trong bữa ăn.
Điều trị bệnh tiểu đường
Bên cạnh khả năng chống nhiễm trùng, ngăn chặn ung thư. Tinh dầu tỏi còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Theo đó, một nghiên cứu của Tạp chí Y học Cổ truyền cho biết, các hoạt chất có trong tinh dầu tỏi giúp tăng khả năng dung nạp glucose và độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường, thông qua đó làm giảm các triệu chứng của bệnh. Do vậy, dầu tỏi là sản phẩm lý tưởng để tối ưu hoạt động trao đổi chất và giúp ngăn ngừa tăng glucose huyết.
Bên cạnh đó, uống tinh dầu tỏi đúng cách còn giúp bạn luôn có cảm giác no giảm cơn đói. Do vậy, đây là còn là cách giảm cân tự nhiên, rất an toàn và hiệu quả.
Phòng và điều trị các bệnh đường hô hấp
Hoạt chất Allicin trong tinh dầu tỏi có khả năng kháng khuẩn và kháng virus rất tốt, bên cạnh đó Allicin còn là chất chống sung huyết và làm giãn nở mạch máu. Do vậy, dùng tinh dầu tỏi có thể giúp phòng và chữa trị các bệnh cảm lạnh thông thường do virus và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp một cách hiệu quả.
Tinh dầu tỏi trị mụn
Nhờ có tính chất kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh, tinh dầu tỏi còn được biết đến là một loại tinh dầu trị mụn hiệu quả. Theo đó, tương tự tinh dầu tràm khi bôi loại tinh dầu này lên nốt mụn, hoạt chất Allicin sẽ tác động và tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus trú ngụ bên trong từ đó giúp làm xẹp mụn và ngăn ngừa mụn lây lan sang các vùng da khác.
Tuy nhiên việc sử dụng tinh dầu tỏi trị mụn cũng cần hết sức chú ý vì tinh dầu tỏi nguyên chất bôi trực tiếp lên da dễ gây kích ứng da và khiến da dễ bị bắt nắng hơn. Do vậy, bạn nên pha loãng tinh dầu trước khi bôi và che chắn vùng da này cẩn thận khi đi ra ngoài.
Chăm sóc tóc và da đầu
Bên cạnh các tác dụng kể trên, với đặc tính chống viêm, kiểm soát nhờn hiệu quả. Sử dụng tinh dầu tỏi còn phương pháp hữu hiệu cho việc chăm sóc da đầu, loại bỏ gầu, giảm tình trạng tóc bết dịch, da đầu ngứa…
Bên cạnh đó các loại vitamin C, B1, B6 có trong tinh dầu tỏi còn giúp chăm sóc và phục hồi tóc bị hư tổn do thuốc nhuộm và khói bụi rất hiệu quả.
Các sử dụng tinh dầu tỏi
Uống tinh dầu tỏi đúng cách
Uống tinh dầu tỏi mang đến rất nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên bạn cũng cần sử dụng và uống tinh dầu tỏi đúng cách thì mới có thể phát huy được hết hiệu quả và phòng tránh được các tác dụng phụ.
- Tuyệt đối không uống trực tiếp tinh dầu tỏi nguyên chất ở dạng cô đặc. Bạn phải pha loãng tinh dầu theo tỉ lệ 3 – 4 giọt tinh dầu cùng 200ml nước lọc sau đó với uống.
- Nên uống tinh dầu vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi đi ngủ.
- Không uống tinh dầu khi đói, tốt nhất nên uống ngay sau khi ăn.
- Nếu uống tinh dầu khi đang sử dụng thuốc khác thì nên uống trước hoặc sau khi sử dụng thuốc 45 phút. Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, hoặc ngừng uống tinh dầu khi uống thuốc.
- Đối với viên tinh dầu tỏi, bạn nên uống theo hướng dẫn ghi trên bao bì hoặc hướng dẫn từ bác sĩ. Không tự ý tang hoặc giảm liều lượng sử dụng.
Uống tinh dầu tỏi có nóng không
Nhiều người thắc mắc uống tinh dầu tỏi có nóng không, vì tỏi có vị hơi cay nồng. Tuy nhiên, theo Đông y, tỏi có tính ôn, có công dụng giải độc, sát khuẩn, thanh nhiệt cơ thể. Giúp tiêu đờm, tiêu mụn nhọt, giảm đầy hơi, trướng bụng… Do đó uống tinh dầu tỏi không nóng.
Có nên dùng tinh dầu tỏi cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên sử dụng tinh dầu tỏi để trị ho, sổ mũi, ngạt mũi và các điều trị các chứng bệnh hô hấp khác, không nên cho trẻ uống trực tiếp tinh dầu tỏi.
Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên mẹ mẹ có thể cho bé uống tinh dầu tỏi để dự phòng bệnh và tang cường sức đề kháng. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu trẻ cảm thấy khó chịu khi uống tinh dầu mẹ có thể pha tinh dầu cùng sữa, cháo loãng hoặc nước cơm rồi cho trẻ uống. Nên để cho sữa hoặc cháo nguội bằng nhiệt độ trong phòng rồi với pha tinh dầu bởi, nhiệt độ cao khiến tinh dầu bay hơi làm giảm chất lượng.
Tác hại của dầu tỏi
Nhìn chung tinh dầu tỏi là một loại tinh dầu lành tính, an toàn và có nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng hoặc uống không đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như:
- Ngộ độc khi sử dụng quá nhiều
- Gây dị ứng đối với những người có cơ địa dị ứng hoặc cơ thể không dung nạp tỏi.
- Khi bôi trực tiếp tinh dầu tỏi nguyên chất đậm đặc có thể gây kích ứng da.
- Khi uống trực tiếp tinh dầu tỏi đậm đặc có thể gây kích ứng và tổn hại đến hệ tiêu hóa.
Ai không nên uống tinh dầu tỏi ?
- Phụ nữ mang thai những tháng cuối.
- Người bị các bệnh về mắt.
- Bệnh nhân viêm gan.
- Người bị bệnh thận.
- Người bị huyết áp thấp
- Người bị bệnh tiêu chảy.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tinh dầu tỏi và uống tinh dầu tỏi đúng cách, an toàn. Hy vọng bài viết mang đến cho các bạn những kiến thức đầy đủ và chi tiết về loại tinh dầu này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Xem thêm:
Tinh dầu tỏi trẻ 2 tháng tuổi bị khò khè dùng uống có đỡ ko các mom. Có mom nào dùng cho con chưa ạ
con e từ lúc dùng tinh dầu tỏi trv tiêu hóa khá tốt và đỡ ốm hẳn