Thục địa là một vị thuốc nổi tiếng có tác dụng rất tốt cho thận, bồi bổ máu huyết, trị chứng vô sinh ở nữ giới. Cụ thể tính năng, cách sử dụng, giá cả… của dược liệu này như thế nào thì hãy cùng Phòng Khám Chân Nguyên tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu về thục địa
Thục địa (địa hoàng thán, củ thục) là loại dược liệu quý hiếm và có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, thuộc họ nhà mõm chó, có tên khoa học là Rehmannia Glutinosa Libosch. Trong đông y, loại thảo dược này có tính hàn, vị ngọt, đắng, không độc, tác dụng quy vào kinh can và thận. Cây được trồng khá rộng rãi tại các vùng miền núi phía bắc, vùng ven Trung Quốc, những khu vực khí hậu mát mẻ, ổn định quanh năm.
Loại cây này có lớp vỏ bên ngoài được bao phủ một lớp lông trắng mềm. Cây khi phát triển sẽ có chiều cao lên tới 20 – 30 cm. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là rễ của cây. Phần rễ của mọc ra thành từng củ, mỗi cây có 5-7 củ, màu đỏ nhạt, hình bầu dục. Hoa của cây thục địa có màu đỏ 5 cánh, mỗi bông hoa sẽ có 1 nhị cái và 2 nhị đực. Cây cho quả có hình dạng như quả trứng gà nhưng nhỏ hơn, bên trong chứa nhiều hạt màu nâu.
Thục địa thu hoạch bằng cách đào lấy củ, chọn củ to, mềm, màu đen, không dính tay là loại tốt. Củ thục địa sau khi thu hoạch, sẽ được đem đi phơi khô để dùng dần.
Thành phần hóa học của thục địa
Theo nhiều nghiên cứu, người ta tìm thấy trong cây có chứa một số thành phần hóa học như sau:
- Iso Acteoside, Rehmaniosid A, B, C, D, Ajugol, Aucubin, Leonurin, Melittoside, Catalase.
- Monometittoside, Glutinosa.
- Geniposide, Ajugoside, Jioglutolide, Jioglutin D, E.
- Catalpol, Arginine, Rehmannia, Glucose, Campesterol.
- Jioglutolide, Jioglutin D, E, Ajugoside, Stigmasterol, Campesterol, b-Sitosterol, Geniposide, Manitol.
Các tác dụng tuyệt vời của thục địa
Với những thành phần hội tụ trong cây thục địa, vị thuốc này mang tới tác dụng sau:
- Tăng cường hệ miễn dịch, đề kháng: Tương tự như tác dụng của corticoid, tinh chất trong cây có khả năng ức chế miễn dịch nhưng lại không gây tổn thương tới tuyến thượng thận như corticoid. Thục địa còn có tác dụng rất tốt cho gan, hệ tim mạch, có khả năng kháng viêm, cầm máu… rất hiệu quả, nên thường được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc.
- Chữa suy nhược cơ thể: Với đặc tính ngọt, đắng, phù hợp với những người có thể trạng yếu, bị suy nhược cơ thể do làm việc quá sức. Sử dụng thục địa đều đặn sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng hồng cầu bị thiếu hụt, tăng cường lưu thông máu huyết, từ đó sức khỏe được cải thiện nhanh chóng.
- Thục địa là vị dược liệu quý có tác dụng bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ khi đến kỳ rất tốt. Loại dược liệu này còn thể hiện khả năng trong việc hỗ trợ điều trị một số vấn đề liên quan tới sinh lý đàn ông như liệt dương, xuất tinh sớm, giảm ham muốn…
- Bổ thận: Loại thảo dược này được mệnh danh là thần dược trong điều trị các bệnh về huyết, thích hợp cho những người bị mắt kém, máu nóng, tóc bạc sớm, có khả năng bổ thận, ôn hòa.
- Điều trị táo bón, đầy bụng: Thục địa là vị thuốc có tính hàn, mát, bởi vậy nó rất tốt cho những người bị khó tiêu, táo bón dai dẳng.
Cách sử dụng thục địa như thế nào
Sau đây là một vài cách chế biến thục địa phổ biến nhất:
- Ngâm rượu bổ thận, tráng dương: Lấy 100g mỗi vị thục địa, ba kích, dâm dương hoắc, câu kỷ tử. Ngâm với khoảng 3 lít rượu, sau 2 – 3 tuần có thể rót ra uống. Mỗi ngày uống 30ml rượu, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Trị cao huyết áp: Lấy 20g thục địa nấu với 1 lít nước, uống đều đặn hàng ngày, dùng liên tục trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả.
- Hầm thục địa bổ máu: dùng 1 lạng thục địa, 1 cặp chân gà, 100g huyết heo, hầm chung với nhau đến khi chín nhừ. Phụ nữ bị hư huyết, băng huyết sau sinh nên ăn mỗi tuần ít nhất 1 lần giúp bổ máu rất tốt.
- Nấu cao: Sử dụng khoảng 1 cân củ khô loại tốt, nấu với nước liên tục trong 2 ngày, cho thêm mật ong để cao dễ sử dụng. Cao thục địa dùng được lâu mà không sợ hư hỏng. Ngoài ra, bạn nên bảo quản sản phẩm trong bình kín đậy nắp, tránh xâm nhập của côn trùng, sâu bọ, mối mọt. Dùng mỗi lần 1 ít để thái lát từng miếng mỏng, nấu thành cao hoặc sấy khô.
Đối tượng sử dụng thục địa
Những người nên sử dụng thục địa là:
- Người ốm yếu, suy nhược cơ thể.
- Người mắc chứng di tinh, đổ mồ hôi trộm.
- Bệnh nhân đau xương khớp.
- Người bị viêm tai, viêm răng.
- Đàn ông yếu sinh lý.
Thục địa kiêng kỵ những gì
Thục địa có vị ngọt, tính hàn, rất dễ sử dụng, tuy nhiên không được dùng chung với các nguyên liệu như bối mẫu, vô di, tam bạch, la bặc, phỉ bạch, thông bạch, cửu bạch. Tuyệt đối không dùng cho những người bị hàn tụ, cơ thể bị lạnh. Đồng thời không tự ý kết hợp với các vị thuốc khác khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.
Trường hợp thục địa được nấu không chín, không kỹ hoặc mua ở những nơi không uy tín, kém chất lượng thì thường có lượng độc nhẹ. Do đó, những người bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt do hồi hộp, không thở được thì nên nấu chín thục địa trước khi dùng.
Thục địa mua ở đâu
Đây là dược liệu phổ biến, vì vậy có khá nhiều nơi cung cấp loại dược liệu này, bạn có thể tìm mua dễ dàng. Tuy nhiên trước khi quyết định mua, bạn cần phải lưu ý tới chất lượng cũng như mức độ uy tín của đơn vị cung cấp. Tốt nhất bạn nên đến những đơn vị có uy tín, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao như nhà thuốc Đông y, Y học cổ truyền… để hạn chế được tối đa rủi ro khi mua hàng.
Thục địa giá bao nhiêu
Đây là vị thuốc có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ở Việt Nam có thể mua thục địa tại các vườn trồng dược liệu ở vùng núi trung du và đồng bằng bắc bộ. Trên thị trường, thục địa có giá dao động trong khoảng từ 120.000 – 180.000 VNĐ/kg. Đặc biệt có nhiều địa chỉ cung cấp vị thuốc này với giá rất rẻ, nhưng rủi ro khi mua phải hàng kém chất lượng là rất cao. Do đó, bạn nên thận trọng và tìm hiểu thật kỹ đơn vị cung cấp loại dược liệu này.
Trên đây là một số thông tin về vị thuốc thục địa. Hy vọng những chia sẻ này sẽ hữu ích với nhiều bạn đọc. Chúc các bạn và người thân luôn khỏe mạnh.
Bài viết liên quan:
Công dụng và cách sử dụng của ba kích