Thảo quả không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực mà còn là một dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời. Cùng tìm hiểu về thảo quả kĩ hơn qua bài viết sau.
Thảo quả là gì
Thảo quả (tên tiếng Anh là Cardamom) là một loại gia vị thuộc họ Gừng, có nguồn gốc từ Ả Rập và Trung Đông, từ lâu đã tồn tại trong thực đơn các món ăn phương Đông. Không chỉ là một loại gia vị phổ biến, thảo quả còn là một vị dược liệu được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.
Thảo quả là là một loại cây có tuổi thọ cao, thân dài chừng 2,5 – 3m. Rễ cây mọc ngang, có đường kính khoảng từ 2,5 – 4cm. Lá cây màu xanh thẫm, mọc so le, bẹ lá có khía dọc, phiến lá to và dài lên tới khoảng 70cm. Quả của cây mọc lên từ gốc, thành từng chùm, cỡ khoảng 20cm, màu đỏ nhạt, khi chín có màu đỏ nâu.
Ở Việt Nam, loại cây này thường phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên, Tây Bắc,…Bộ phận chính được dùng làm gia vị và thuốc là toàn bộ quả thảo quả với lớp vỏ và hạt bên trong.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, loại quả này có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Bao gồm: protein, các chất vitamin như A, C, D, chất xơ và nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe khác.
Những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người
Với đặc tính ôn hòa, thảo quả an toàn với hầu hết người sử dụng. Vì vậy, loại dược liệu này trở thành gia vị phổ biến và được sử dụng linh hoạt với các cách chế biến đa dạng. Ta có thể dễ dàng thấy loại quả này trong các món ăn Ấn Độ như cà ri, món hầm cũng như một số loại bánh ngọt, bánh nướng khác.
Thảo quả cũng được sử dụng hết sức phổ biến trong các bài thuốc dân gian bởi những lợi ích của nó đối với sức khỏe con người. Sau đây là một số công dụng đặc trưng của vị dược liệu này trong y học.
Thảo quả có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Sử dụng loại quả này thường xuyên có thể giúp cơ thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Với đặc tính hàn, nó cũng có công dụng làm mát cơ thể, giúp giảm huyết áp và hạ đường huyết, điều hòa cơ thể.
Các căn bệnh thường dễ mắc phải như viêm họng, viêm phế quản, cảm lạnh,… là do đường hô hấp nhiễm trùng, sưng viêm. Thảo quả có công hiệu chống viêm, kháng khuẩn và điều trị nhiễm trùng nên được sử dụng khá phổ biến trong các phương thuốc chữa các chứng bệnh này.
Chất chống oxy hóa được tìm thấy nhiều trong thảo quả chính là một trong các nguyên nhân. Nó có tác dụng ngăn chặn tình trạng viêm xảy ra và bảo vệ các tế bào trong cơ thể
Thảo quả được sử dụng như một loại gia vị và được ứng dụng đa dạng trong nhiều món ăn vì công dụng tuyệt vời của nó với dạ dày. Sử dụng loại dược liệu này có thể giảm bớt các vấn đề về tiêu hóa. Thảo quả có thể điều trị nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy,… Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tiêu tích, làm ấm bụng và hỗ trợ chữa các vết loét dạ dày.
Điều trị hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng cũng là một trong những những công hiệu của thảo quả đã được biết đến từ xa xưa. Nguyên nhân dẫn đến công hiệu này là do loại quả này có khả năng chống lại các vi khuẩn xấu có trong khoang miệng. Cách sử dụng phổ biến trong trường hợp này là ăn trực tiếp sau bữa ăn.
Một số bài thuốc dân gian hữu ích từ thảo quả
Thảo quả nằm trong nhiều bài thuốc dân gian với nhiều công hiệu khác nhau. Một số bài thuốc khá phổ biến sẽ được chúng tôi liệt kê trong phần này.
Bài thuốc điều trị đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém
Thảo quả sau khi đã nướng, kết hợp với một vài dược liệu khác, bao gồm: 10g thanh bì, thần khúc, cao lương; 20g đại táo, hoắc hương, hậu phác, sinh khương; 5g đinh hương, cam thảo. Phương thuốc này sắc lên, uống trong ngày, mỗi ngày một thang.
Ngoài ra, bạn có thể dùng thảo quả, gừng, trần bì, hồ tiêu hầm với một con gà trống thật nhừ, nêm gia vị vừa ăn, có thể hỗ trợ tiêu hóa. Đơn giản hơn, bạn có thể ăn 10 quả mỗi ngày, chia làm 2 lần sau ăn, vừa làm thơm miệng, vừa tiêu hóa tốt.
Bài thuốc điều trị viêm dạ dày
Thảo quả khô nướng chín, thanh bì, bán hạ khúc và thần khúc mỗi loại 10g cùng cam thảo, đinh hương mỗi loại 5g – 8g sắc lên với nước uống trong ngày. Bài thuốc này có công dụng trung hòa acid trong dạ dày, ngăn trào ngược và làm lành các vết viêm loét nhanh chóng.
Cần kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục trong 2 tuần trở lên để thấy triệu chứng đau dạ dày được cải thiện.
Bài thuốc điều trị sốt rét
Có nhiều phương thuốc trị sốt rét khác nhau trong dân gian và đều mang lại hiệu quả. Sau đây là 2 phương thuốc phổ biến thường được sử dụng từ xưa đến nay để điều trị chứng bệnh này.
Bài thuốc 1: Với những người bị sốt rét nhẹ, phương thuốc gồm: 10g thảo quả, 15g phụ tử chế, sinh khương mỗi vị, 4 quả đại táo. Thuốc được sắc lên và dùng vào buổi sáng sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc 2: Đối với người bị sốt nặng hơn bài thuốc gồm: 15g thảo quả, hậu phác, thanh bì, trần bì, hạt cau mỗi vị, thêm 5g cam thảo. Cho tất cả những dược liệu này vào nồi nước và một ít rượu nhẹ, sắc lên, dùng uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị tiêu chảy
Dùng 5g thảo quả, 3g gừng tươi sắc lấy nước, sau đó cho thêm 30g gạo nếp tẻ vào nấu thành cháo ăn ngày 2 bữa. Sau 2 – 3 ngày sẽ hoàn toàn khỏi bệnh.
Thảo quả có tính ôn, khá an toàn khi sử dụng nhưng để có thể sử dụng loại dược liệu này một cách hiệu quả nhất. Do đó các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi sử dụng thảo quả chữa bệnh
Thảo quả mặc dù không độc, an toàn với hầu hết mọi người, tuy nhiên dù sao đây cũng là một loại dược liệu, lại có tính hàn. Một số trường hợp sau không nên sử dụng loại quả này.
- Phụ nữ có thai, cho con bú.
- Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật.
Đặc biệt, thảo quả dùng quá nhiều cũng không tốt và có thể gây nên một số tác dụng phụ như co thắt bụng, khó thở, tức ngực, phát ban,…
Mua thảo quả ở đâu, giá bao nhiêu
Trên thị trường thuốc Đông Y hiện nay, thực trạng thuốc kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng diễn ra khá phổ biến. Để lựa chọn được những sản phẩm tốt, các bạn cần lựa chọn những nhà thuốc uy tín, được nhiều khách hàng tin cậy. Ngoài ra, các bạn cũng cần trang bị thêm một số kiến thức về thảo quả để có thể trực tiếp kiểm tra được chất lượng sản phẩm.
Thảo quả sấy khô thường có màu nâu, nguyên vỏ và khi bóc ra sẽ có mùi thơm. Loại quả này có đặc điểm là chắc, không bị lép, không rỗng ruột, có mùi thơm đặc trưng và chưa bị sâu mọt, hư hỏng. Giá bán thảo quả khô trên thị trường là khoảng 300 nghìn đồng/kg.
Quả thật, thảo quả vừa là một loại gia vị phổ biến trong cuộc sống, vừa là một loại thảo dược tính ôn có tác dụng tuyệt vời với hầu hết mọi người. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn có thể nắm rõ hơn về những thông tin hữu ích của loại quả này.
Bài viết liên quan:
Củ tam thất có những công dụng gì? Sử dụng như thế nào cho đúng
Tim sen có tác dụng gì? Cách sử dụng trà tim sen để an thần, ngủ ngon