Tắc sữa trong thời gian cho con bú là 1 trong những hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ sau khi sinh từ 3 – 6 tháng. Không chỉ gây cảm giác tức ngực, đau ngực tắc tia sữa còn có thể gây ra tình trạng viêm tuyến sữa nếu bạn không giải quyết kịp thời. Vậy tắc sữa là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách giải quyết như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Tắc tia sữa là gì?
Các tia sữa được tạo ra ở các nang sữa dưới tác dụng lực bú ti của em bé sẽ chảy về xoang chứa ở phía sau quầng vú. Tuy nhiên vì 1 lý do nào đó mà quy trình này gặp vấn đề khiến sữa mẹ không thể thoát ra khỏi đầu ti khiến ống dẫn bị bít lại. Lúc này tại ống dẫn sẽ bị tắc và hình thành tắc tia sữa nổi cục sữa dưới tác động của hiện tượng đông kết. Khi bị tắc tia sữa thì sữa mẹ vẫn tiếp tục được tạo ra nhưng không thể thoát ra ngoài làm ngực bị căng, nhức và tạo ra 1 vòng xoắn bệnh lý.
Hiện tượng tắc sữa sau sinh có thể xảy ra ở những vị trí khác nhau trên ống dẫn sữa. Thậm chí nó có thể bị tắc ngay tại khoang chứa sữa gây ra những cảm giác khó chịu ở người mẹ,
Bệnh tắc tia sữa dễ xảy ra vào thời điểm mới sinh, vì lúc này lượng sữa non có màu vàng và đặc sánh rất dễ gây tắc ống dẫn sữa. Thêm nữa nếu không kịp vắt sữa thừa sau khi cho bú thì tình trạng ứ đọng rất dễ xảy ra và hình thành nên bệnh tắc tia sữa.
Nguyên nhân tắc tia sữa
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tắc tia sữa ở mẹ. Thông thường nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này chính là nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn theo đường máu hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng do mẹ không vệ sinh cơ thể đúng cách làm cho sữa không thoát ra ngoài được. Các nguyên nhân tắc tia sữa cụ thể là:
- Không cho bé bú thường xuyên.
- Mẹ không vắt sữa thừa khi bé bú xong.
- Hút sữa không đúng cách.
- Mặc áo ngực quá chật làm tổn thương tuyến vú và gây ra hiện tượng tắc tia sữa.
- Sữa non trong những ngày đầu không được hút ra ngoài kịp thời.
- Mẹ bị stress sau sinh.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ không hợp lý.
- Mẹ không day đều bầu sữa khi cho con bú hoặc ngay sau khi sinh.
- Mẹ bị cảm lạnh cũng có thể làm cho sữa khó lưu thông.
- U uất, trầm cảm cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa gây ứ đọng gây nên bệnh tắc tia sữa.
- Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ sau khi cho bé bú xong.
Dấu hiệu của bệnh tắc tia sữa
Để nhận biết mẹ có bị tắc tia sữa hay không rất đơn giản. Dưới đây là 1 số triệu chứng tắc tia sữa để bạn tham khảo và tự chẩn đoán tại nhà:
- Sau khi ngủ dậy mẹ sẽ thấy bầu ngực căng nhức, to hơn so với bình thường.
- Hiện tượng đau nhức đầu ngực ngày càng tăng dần.
- Ngực có những khối tròn di động, có bề nghiêng gồ ghề.
- Chạm vào ngực có cảm giác cứng và đau.
- Kèm theo những biểu hiện như nóng sốt, đau nhức đầu.
- Sữa không chảy khi bé bú thậm chí sử dụng các dụng cụ hút sữa.
4 cách chữa tắc tia sữa hiệu quả ngay tại nhà
Khi phát hiện bầu ngực căng cứng và có biểu hiện tắc tia sữa, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy thực hiện 1 trong những cách chữa tắc sữa dưới đây để lấy lại sữa cho bé nhanh chóng nhé.
Để được tư vấn bài thuốc trị tắc tia sữa bạn có thể để lại thông tin dưới đây. Trung tâm đông y Chân Nguyên sẽ liên hệ tư cho bạn!
1, kinh nghiệm chữa tắc tia sữa bằng phương pháp massage
Cách làm thông tắc tia sữa bạn có thể thực hiện ngay ở nhà chính là sử dụng các động tác massage. Bằng cách sử dụng tay xoa bóp để bầu sữa được mềm ra. Nhờ lực tác động từ bên ngoài các túi sữa bị vón cục sẽ được đánh tan và giúp lấy lại sữa. Để thêm hiệu quả bạn có thể sử dụng phương pháp massage chườm nóng, sử dụng túi chườm nóng và kết hợp với các động tác massage để giúp thông tắc tia sữa tại nhà nhanh chóng hơn.
Massage với động tác tay:
- Dùng 1 tay hoặc 2 bàn tay ép bầu ngực bị tắc tia sữa.
- Day ngực ở những vị trí sữa bị đông lại thành cục.
- Đè ép ngực nhẹ nhàng, sau đó day ngực theo vòng tròn khoảng 20 lần theo chiều kim đồng hồ và làm ngược lại.
- Thực hiện nhiều lần day ngực như thế để làm tan những cục vón do tắc tia sữa.
Lưu ý: Không xoa ngực mà nên dùng lực để day và đè ép ngực trong mức độ mẹ có thể chịu được nhé.
Video hướng dẫn massage trị tắc tia sữa
https://www.youtube.com/watch?v=fNUfYJtXj6I&feature=emb_logo
Ngay từ khi mẹ chưa có biểu hiện tắc tia sữa thì cũng thể thực hiện được động tác massage này. Nó giúp đánh tan những cục sữa vón và sữa nón ở đầu vú. Như vậy mẹ có thể giảm thiểu khả năng bị tắc tia sữa hiệu quả. Thậm chí nếu mẹ thực hiện động tác này tốt thì hiện tượng tắc tia sữa có thể không xảy ra trong 1 thời gian dài đó.
Với những mẹ có hiện tượng tắc tia sữa nhẹ thì hãy kiên trì thực hiện động tác này nhé. Mẹ cũng có thể nhờ bố giúp massage ngực với lực tác động nhẹ nhàng. Kết hợp với động tác bú mút sẽ giúp việc thông tắc tia sữa hiệu quả hơn. Lúc này bố nên giúp mẹ hút sữa đọng và để tránh tình trạng đọng sữa làm tăng khả năng bị tắc tia sữa nhé.
2, cách chữa tắc tia sữa nhanh nhất bằng phương pháp bấm huyệt
Để chữa tắc tia sữa tại nhà bạn cũng có thể sử dụng phương pháp bấm huyệt. Tác dụng của phương pháp này có thể giúp lưu thông khí huyết, chống tình trạng ứ sữa, rất tốt cho cơ thể của mẹ.
Huyệt kiên tỉnh: Huyệt này có vị trì nằm ở chính giữa của bả vai. Tức là trung điểm đường thẳng giữa điểm cao nhất của gáy khi cúi đầu và điểm ngoài cùng của bờ vai. Sau khi xác định được huyệt kiên tỉnh bạn dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh vào vị trí đã được xác định. Dùng lực ấn mạnh vào huyệt tạo được cảm giác căng tức để làm thông tia sữa. Nhiều mẹ khi ấn huyệt này, sữa sẽ về ngay lập tức.
Huyệt nhũ căn: Huyệt nhũ căn có vị trí nằm ở xương sườn thứ 6 tính từ đầu vú thẳng xuống. Tương tự như cách ấn huyệt kiên tỉnh bạn hãy dùng ngón tay cái ấn mạnh vào vị trí huyệt.
Huyệt ốc ế: Huyệt này có vị trí nằm ở bờ xương sườn thứ 3 tính từ núm vú thẳng lên. Hoặc xác định bằng cách tính từ đường chính giữa ngực khoảng 7-7,5cm. Sau đó dùng ngón tay cái day mạnh vào điểm huyệt.
Huyệt chiên trung: Huyệt chiên trung nằm ở đường thẳng chính giữa ngực, hoặc ngang với liên sườn của phụ nữ. Sau đó dùng ngón tay cái day mạnh vào điểm huyệt.
Huyệt dịch môn: Huyệt dịch môn nằm ở kẽ giữa của ngón tay út và ngón tay áp út. Sau đó bấm huyệt đến khi cảm nhận được cảm giác đau nhẹ. Để mang lại hiệu quả mỗi ngày mẹ lên bấm huyệt 1-2 lần mỗi ngày và thời gian bấm huyệt từ 1-3 phút.
3, mẹo chữa tắc tia sữa bằng lá bồ công anh
Sử dụng lá bồ công anh chữa bệnh tắc tia sữa có thể giúp mẹ nhanh chóng lấy lại sữa hiệu quả. Dưới đây là 1 số cách làm để mẹ có thể tham bảo:
Cách 1: Rửa sạch lá bồ công anh với nước muối từng lá một để đảm bảo vệ sinh và an toàn cho mẹ và bé. Sau đó giã nát lá bồ công anh vắt lấy nước. Dùng nước vừa lấy được đun sôi lên cho mẹ uống. Để tăng thêm hiệu quả thì bạn cũng có thể lấy bã lá bồ công anh sau khi giã nát để đắp lên đầu ti.
Cách 2: Sử dụng khoảng 50g lá bồ công anh tươi, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn để nấu nước uống. Với những mẹ lần đầu bị tắc tia sữa thì uống nhiều nhất khoảng 250ml một ngày. Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bạn có thể thay đổi lượng nước lá bồ công anh phù hợp.
Cách 3: Sử dụng lá bồ công anh cùng với thần khúc cùng 900ml nước. 2 loại thuốc này có tác dụng rất tốt đối với mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Rửa sạch những nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó đun nước sôi đến khi lượng nước rút xuống còn khoảng 300ml thì tắt lửa. Đợt nước nguội bớt thì mẹ có thể sử dụng ngày trong ngày.
4, cách trị tắc tia sữa bằng lá đinh lăng
Đinh lăng là 1 vị thuốc không hề xa lạ với chúng ta. Không chỉ 1 là 1 loại thực vật dùng để nấu ăn mà đinh lăng còn được dùng làm thuốc nam để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Công dụng của lá đinh lăng dùng để chữa những bệnh ho ra máu, có công dụng làm thông huyết mạch, bổ máu và bồi bổ khí huyết.Vì thế để cải thiện tình trạng tắc tia sữa thì bạn có thể lựa chọn lá đinh lăng. Với phụ nữ vừa mới sinh em bé, cơ thể còn yếu thể trạng sức khỏe không đảm bảo. Vì thế sử dụng đinh lăng để bồi bổ cơ thể là giải pháp vô cùng tuyệt vời.
2 cách dùng là đinh lăng chữa tắc tia sữa tại nhà:
Cách 1: Sử dụng khoảng 200g lá đinh lăng rửa sạch nấu cùng thịt. Khi canh thịt chín thì cho lá đinh lăng vào, đun sôi tầm 1-2 phút thì tắt bếp. Mẹ nên ăn nóng món ăn này để đẩy các độc tố ra ngoài giúp lấy lại sữa nhanh chóng.
Cách 2: Ngoài ra để chữa tắc tia sữa bằng lá đinh lăng thì mẹ bỉm cũng có thể sử dụng rễ cây đinh lăng kết hợp cùng với gừng tươi để sắc lên lấy nước uống. Ngày sử dụng 2 lần khi còn nóng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh 4 cách trị tắc tia sữa tại nhà chúng tôi đã giới thiệu bên trên các mẹ có thể tham khảo và sử dụng các cách khác như: chữa tắc tia sữa bằng lá mít, là bắp cải… đây đều là những cách dân gian và rất dễ thực hiện tại nhà.
Khi nào mẹ cần dịch vụ thông tắc tia sữa
Hiện tượng tắc tia sữa nhẹ cũng có thể kiến mẹ bị đau và căng tứ tuyến vú rất khó chịu, nếu không có các biện pháp chữa trị và khắn phục bệnh kèo dài từ 7 – 10 ngày có thể dẫn đến viêm tuyến sữa và các biến chứng nguy hiểm như:
Áp xe vú: Tắc sữa từ 6 – 7 ngày có thể dẫn đến viêm tuyến sữa, lâu hơn có thể dẫn đến áp xe vú, chảy mủ và gây đau đớn cho người bệnh.
U xơ, u nang tuyến vú: Tắc tia sữa trong thời gian dài có thể dẫn đến tắc sữa có mủ, đây là một cấp độ nặng và khó điều hơn. Hiện tượng này xuất hiện khi bạn bị tắc tia sữa khoảng một tuần mà không hoặc chưa tìm được biện pháp khắc phục. Trường hợp này tuy không lập tức nguy hiểm đến tính mạng của mẹ nhưng về lâu dài đây có thể là “cơ hội” để các bệnh lý như u xơ, u nang tuyến vú phát triển.
Như vậy nếu mẹ bị tắc tuyến sữa từ 6 ngày trở lên hoặc đã áp dụng các cách chữa tắc sữa dân gian mà không có tác dụng thì nên sử dụng các dịch vụ thông tắc sữa. Chi tiết về dịch vụ thông tắc sữa các mẹ có thể tham khảo tại trang web: https://spasausinh.vn
Như vậy với những thông tin chia sẻ qua bài viết này các mẹ có thể những kiến thức bổ ích giúp nhận biến và xử lý khi bị tắc sữa hiệu quả. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm: