Nguyên nhân sữa mẹ bị nóng và cách khắc phục ngay tại nhà

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này hẳn ai cũng biết. Tuy nhiên, sữa mẹ cần phải đảm bảo chất lượng thì mới đem lại hiệu quả tối ưu. Nếu sữa mẹ bị nóng sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong thời kỳ còn bú mẹ. Vậy sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thông tin liên quan về vấn đề này.

Sữa mẹ bị nóng là gì?

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Sữa mẹ bị nóng phải làm sao là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Sữa mẹ bị nóng hay mát là một khái niệm truyền miệng, được hiểu theo nghĩa bóng. Đối với các bà mẹ đang nuôi con, họ cho rằng nếu con phát triển khỏe mạnh, toàn diện, tăng cân ổn định, ít ốm vặt,.. thì là do sữa mẹ mát.

Ngược lại, sữa mẹ được cho là nóng khi bé bú sữa đều đặn nhưng tăng cân rất chậm, có thể không tăng cân, hay gặp các vấn đề tiêu hóa (đi phân lỏng, đi nhiều lần, bụng sôi, hay quấy khóc,…). Hai khái niệm này khá trừu tượng nhưng rất dễ dàng phân biệt.

Nguyên nhân sữa mẹ bị nóng

Có nhiều nguyên nhân, ngọn nguồn dẫn đến việc sữa mẹ bị nóng khiến bé chậm phát triển
Có nhiều nguyên nhân, ngọn nguồn dẫn đến việc sữa mẹ bị nóng khiến bé chậm phát triển

Tìm hiểu nguyên nhân, ngọn nguồn của việc sữa mẹ bị nóng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để và nhanh chóng hơn. Từ đó, một phần trả lời được cho câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao.

Chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý

Nếu mẹ sở hữu chế độ ăn không lành mạnh, khoa học sẽ khiến nguồn sữa bị nóng. Cụ thể là khi mẹ ăn nhiều các thực phẩm đóng hộp, cay nóng, chiên rán, nhiều rán, lượng lớn các gia vị cay(tiêu, tỏi, ớt,…), ăn ít rau xanh. Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích như cafein, rượu, bia,… cũng sẽ khiến chất lượng sữa bị giảm sút.

Lạm dụng thuốc Tây

Người Việt có một thói quen rất sai lầm mỗi khi bị bệnh đó là không đến bác sĩ khám mà đến hiệu thuốc để mua thuốc về uống. Cách này tiện lợi, nhanh chóng, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Việc lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh sẽ khiến cơ thể mẹ kháng thuốc, suy yếu, làm giảm chất lượng sữa
Việc lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh sẽ khiến cơ thể mẹ kháng thuốc, suy yếu, làm giảm chất lượng sữa

Đặc biệt là đối với mẹ bỉm sữa, việc lạm dụng thuốc đặc biệt là kháng sinh sẽ khiến cơ thể mẹ kháng thuốc, suy yếu, làm giảm chất lượng sữa. Ngoài ra, một vài thuốc có thể qua tuyến sữa, đi vào cơ thể bé một cách gián tiếp thông qua việc bú mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bé.

Mẹ bị nóng trong người

Mẹ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi, thức đêm, mất ngủ dẫn đến cơ thể suy nhược, nguồn sữa cũng vì thế mà giảm sút. Nếu tình trạng này kéo dài, sữa mẹ sẽ bị nóng và không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé.

Ảnh hưởng của sữa mẹ nóng đến sức khỏe của trẻ

Những bà mẹ sở hữu nguồn sữa bị nóng sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Rất nhiều bà mẹ băn khoăn, hoang mang về vấn đề này. Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp chi tiết ngay dành cho bạn.

Các vấn đề về tiêu hóa

Với nguồn dinh dưỡng chính là sữa mẹ, trẻ bú phải nguồn sữa bị nóng sẽ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa. Bé đi ngoài nhiều lần, đa số phân lỏng, lổn nhổn, nhiều nước, bụng hay sôi hoặc rất hay quấy khóc là những biểu hiện thường gặp.

Trẻ bú phải nguồn sữa bị nóng sẽ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa
Trẻ bú phải nguồn sữa bị nóng sẽ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa

Ngoài ra, tình trạng trên nếu kéo dài cũng có thể do bé không dung nạp được lactose trong sữa mẹ. Bạn nên đưa bé đi xét nghiệm để cho kết quả chính xác.

Trẻ không bú, ít bú hoặc bỏ cữ bú

Bé bú sữa mẹ rất ít, không hợp tác mỗi khi đến cữ bú và thường xuyên từ chối nhận nguồn sữa từ mẹ mặc dù bạn sở hữu lượng sữa rất dồi dào. Đó là hệ quả của việc sữa mẹ bị nóng.

Bởi lẽ, sữa mẹ bị nóng sẽ dẫn đến chất lượng sữa giảm. Từ đó, mùi vị của sữa cũng sẽ thay đổi. Điều này làm cho bé cảm thấy lạ lẫm, không hợp khẩu vị và lâu ngày dẫn đến bỏ bú.

Cân nặng của trẻ tăng chậm

Đây có thể nói là ảnh hưởng rõ ràng nhất của sữa mẹ bị nóng lên sự phát triển của trẻ. Nhiều mẹ hiểu lầm vì mình chăm không mát tay nên bé mãi không lớn mà không hay biết nguyên nhân thực sự đằng sau.

Mặc dù bé bú đủ cữ nhưng dinh dưỡng nạp vào lại không bao nhiêu dẫn đến cân nặng không tăng
Mặc dù bé bú đủ cữ nhưng dinh dưỡng nạp vào lại không bao nhiêu dẫn đến cân nặng không tăng

Sữa mẹ bị nóng khiến chất lượng sữa giảm, nguồn dinh dưỡng có trong sữa cũng không còn đầy đủ. Mặc dù bé bú đủ cữ nhưng dinh dưỡng nạp vào lại không bao nhiêu. Do đó, bé rất dễ sụt cân, chậm tăng cân, ảnh hưởng đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ.

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Chính bởi những hệ quả xấu mà rất nhiều người đặt ra câu hỏi: sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Câu trả lời đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ tổng hợp một số phương pháp hiệu quả để các mẹ áp dụng, đem về nguồn sữa chất lượng, tươi mát dành cho con của mình.

Thay đổi chế độ ăn uống

Bé lấy dinh dưỡng từ sữa mẹ và mẹ lại lấy dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy, chế độ ăn cực kỳ quan trọng trong việc giúp mẹ giải quyết vấn đề sữa nóng. Các bà mẹ phải sở hữu chế độ ăn riêng, giàu dưỡng chất cho một nguồn sữa chất lượng. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ các nhóm chất như:

  • Nhóm tinh bột: Ngoài gạo trắng bình thường, các mẹ có thể tham khảo thêm gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt – những thực phẩm giàu tinh bột cùng nhiều chất dinh dưỡng, chất xơ rất tốt cho sữa.
  • Nhóm chất đạm: Trứng, tôm, cá, thịt nạc, các loại đậu hạt,…
  • Nhóm chất béo: Nên ăn chất béo từ thực vật như dầu mè, dầu lạc, bơ hoặc nhóm dầu cá omega 3 nhưng ăn với số lượng vừa phải.
  • Nhóm vitamin, khoáng chất: Các loại hoa quả, rau xanh,… Nên sử dụng hoa quả đúng mùa của nó, tránh mua phải hoa quả tẩm thuốc, sử dụng chất kích thích.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số thực phẩm lợi sữa dưới đây để sở hữu nguồn sữa tốt và dồi dào hơn:

  • Rau mồng tơi: Sử dụng rau mồng tơi từ 150 – 200g mỗi ngày sẽ giúp nguồn sữa mát hơn, kích thích tuyến sữa tăng cường hoạt động, sản xuất lượng sữa dồi dào.
  • Đậu đỏ: Đây là thực phẩm lợi sữa cực kỳ hiệu quả. Các mẹ chỉ cần sử dụng 1kg đậu đỏ, đun lấy nước uống trong 3 ngày liên tục sẽ thấy kết quả khả quan.
  • Rau ngót, khoai lang: Rau ngót nấu canh hoặc khoai lang luộc là hai món giúp mẹ lợi sữa rất tốt, có thể ứng dụng hằng ngày.
  • Trái cây cam quýt: Với lượng vitamin C dồi dào, họ nhà cam quýt sẽ là thực phẩm các mẹ nên sử dụng để ăn hoặc vắt uống. Lượng sữa sẽ mát, về nhiều hơn nếu mẹ sử dụng hằng ngày.

Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Chiếm hơn 50% lượng sữa mẹ, nước là thành phần cực kỳ quan trọng giúp nguồn sữa mát và dồi dào. Mỗi ngày, số lít nước lý tưởng cho các bà mẹ là từ 2.5-3 lít bao gồm cả nước canh và lượng nước trong bữa ăn.

Nước là thành phần cực kỳ quan trọng giúp nguồn sữa mát và dồi dào
Nước là thành phần cực kỳ quan trọng giúp nguồn sữa mát và dồi dào

Nước lọc để ấm sẽ là loại nước lý tưởng nhất dành cho các bà mẹ, tuy nhiên có thể thay thế bằng các loại nước khác. Cụ thể như các loại nước ép, sinh tố trái cây, rau củ vừa cung cấp đủ lượng nước vừa giàu vitamin, khoáng chất. Một số gợi ý cho bạn là lá rau đay, mồng tơi, rau lang, rau má, đinh lăng,… đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp lợi sữa và làm mát sữa hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, rau củ nhé! Hãy để mọi thứ  thật cân bằng và vừa đủ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Giữ lối sống lành mạnh

Sữa mẹ bị nóng phải làm sao? Lối sống của bạn đôi khi chính là câu trả lời. Đừng chỉ quan tâm tới dinh dưỡng hay những nguyên nhân khác mà bỏ qua thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý của bản thân.

Rất nhiều bà mẹ bị trầm cảm, stress sau sinh khiến cho nguồn sữa bị nóng. Hoặc, các mẹ phải ngay lập tức đi làm sau khi sinh, khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến chất lượng sữa giảm.

Lúc này, mẹ nên dành thời gian để nghỉ ngơi, giữ trạng thái vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng. Từ đó giúp cơ thể tăng cường tuyến sữa hoạt động, nguồn sữa cũng vì thế mà tươi mát hơn dành cho bé.

Lối sống của mẹ đôi khi chính là câu trả lời cho câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao
Lối sống của mẹ đôi khi chính là câu trả lời cho câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao

Đồng thời, đừng quên khuyến cáo về việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Nếu có dấu hiệu bệnh, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám, kê đơn phù hợp với tình trạng đang cho con bú của mình.

Nếu lạm dụng thuốc, tự ý sử dụng thuốc, hậu quả có thể khôn lường bởi thuốc có thể đi qua tuyến vú, vào sữa và truyền qua cho bé. Điều này rất nguy hiểm vì trẻ còn rất bé, cơ quan hầu hết chưa hoàn thiện, lượng thuốc dù rất nhỏ cũng gây ảnh hưởng lớn.

Cho trẻ bú sớm, bú đúng cách

Hãy cho trẻ bú ngay sau khi có thể, điều này vừa giúp ích cho bé vừa giúp ích cho mẹ. Bởi lẽ, bé được bú sữa sớm sẽ nhận được nhiều kháng thể từ sữa mẹ, giúp chống chọi lại các yếu tố bất lợi từ môi trường. Đồng thời, nguồn sữa của mẹ cũng từ đó được “hoạt hóa”, kích thích cơ thể tổng hợp dinh dưỡng, tiết ra sữa dồi dào hơn.

Cho bé bú đúng cách, đúng cữ cũng là một giải pháp cho vấn đề sữa mẹ bị nóng phải làm sao
Cho bé bú đúng cách, đúng cữ cũng là một giải pháp cho vấn đề sữa mẹ bị nóng phải làm sao

Bạn cũng đừng quên cho bé bú đúng cách để đảm bảo lượng sữa. Nếu bú sai cách, bé không bú được sữa, mẹ bị đau dẫn đến việc tiết sữa bị gián đoạn, có thể gây giảm lượng sữa tiết ra.

Có thể thấy, sữa mẹ bị nóng khiến rất nhiều bà mẹ đau đầu bởi đem đến nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Để giải quyết vấn đề này không phải là chuyện một sớm một chiều, các mẹ cần kiên trì tìm ra nguyên nhân và áp dụng các giải pháp trên một cách hiệu quả.

Trên đây đã cung cấp chi tiết những thông tin xoay quanh việc sữa mẹ bị nóng và trả lời cho câu hỏi sữa mẹ bị nóng phải làm sao. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp các mẹ bỉm sữa khắc phục tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
Sử dụng bắp cải xanh để chữa tắc tia sữa
Nấu sẵn nước trữ trong tủ lạnh
Trà hoa cúc được nhiều chị em sau sinh tin dùng
Hạt ý Dĩ rất phổ biến trong các bữa ăn của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *