Sâm cau có tác dụng gì, sử dụng như thế nào cho đúng

Sâm cau từ lâu đã được xem là một trong những vị thuốc đặc biệt quý hiếm và có nhiều công dụng cho sức khỏe của người dùng nhất là với nam giới. Hiện nay thảo dược này không chỉ được dùng trong các bài thuốc Đông y nổi tiếng mà còn là thành phần của một số loại thuốc Tây y. Và để hiểu hơn về dược liệu, mời bạn đọc những thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về dược liệu sâm cau

Sâm cau còn được biết đến với cái tên là củ tiên mao, ngải cau hay cồ nốc lan. Thảo dược có tên khoa học là Hypoxidaceae thuộc họ tỏi voi lùn. Đây là một trong số ít những loại thảo dược thuốc Nam có tác dụng bổ thận tráng dương và tăng cường sinh lý nam giới một cách tự nhiên. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về sâm cau ngay dưới đây:

Đặc điểm sinh học

Sâm cau loại dược liệu được dùng để chữa nhiều bệnh
Sâm cau loại dược liệu được dùng để chữa nhiều bệnh

Sâm cau là giống cây thuộc loại thân thảo sống lâu năm. Mỗi cây chỉ cao khoảng 30 – 50cm. Lá cây có hình mũi mác xếp nếp gần giống lá cau, đó cũng là một phần lý do tại sao loại cây này lại được gọi là sâm cau. Phiến lá thon dài đến 40cm, rộng từ 2 – 4cm, riêng phần cuống đã dài 10cm.

Phần quan trọng nhất của cây chính là rễ cây, sâm là loại rễ củ lớn khoảng 1 ngón tay cái. Các rễ xung quanh nhỏ, vỏ rễ màu nâu, bên trong là phần thịt rễ có màu trắng hơi ngà.

Hoa của cây có màu vàng ươm và hương thơm nhẹ, xếp thành từng cụm nhỏ có đến 3 – 5 bông. Quả của cây hình nang thuôn dài, bên trong có từ 3 – 4 hạt. Hoa sẽ nở vào tầm tháng 6 – 7 hằng năm sau đó sẽ rụng và hình thành quả.

Phân loại

Ở Việt Nam, sâm cau được hai thành 2 loại là sâm cau đỏ và sâm cau đen. Mỗi loại có hình dáng và màu sắc khác nhau, kèm theo đó chính là công dụng cũng sẽ khác nhau. Cụ thể từng loại như sau:

  • Sâm cau đen: Là loại cây có củ màu đen, mỗi gốc chỉ có một củ lớn nhất và các rễ tua rua ở xung quanh. Loại củ này có mùi hơi ngái, tính ấm, giúp mạnh gân cốt, bổ thận, chữa chứng thận dương suy theo y học cổ truyền,…
  • Sâm cau đỏ: Là loại cây có củ màu đỏ rực, nhưng đến khi già lại chuyển thành màu trắng. Thịt bên trong vỏ của sâm cau đỏ có màu giống như củ sắn. Củ có mùi hương nhẹ và thường dùng để làm mát gan, thanh nhiệt, trị chứng đau lưng, nhức mỏi,…. Sâm cau đỏ thường dùng để ngâm rượu nhưng nhìn chung thì không có hiệu quả chữa bệnh tốt như sâm cau đen.
Sâm cau đỏ cũng được dùng nhiều hiện nay
Sâm cau đỏ cũng được dùng nhiều hiện nay

Phân bố

Sâm cau là loại cây được bắt nguồn từ Ấn Độ, Malaysia, Philippines và một số nước Đông Nam Á, cụ thể là Việt Nam. Ở nước ta thì loại cây trước đây được mọc hoang ở những khu vực đồi núi là chính là như ở Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai,…

Nhưng hiện nay chúng bắt đầu được quy hoạch và trồng thành những vùng chuyên canh nhất định. Tuy nhiên sâm cau khó sống hoặc sống nhưng không mang lại hiệu quả chữa bệnh cao khi được trồng ở đồng bằng.

Thành phần có trong sâm cau

Rất nhiều nghiên cứu và ghi chép đã chứng minh trong sâm cau chứa một lượng lớn chất phytosterol, saponin, phenolic glycoside ligan và một số loại axit amin,… Đây đều là những chất được xem là kháng sinh tự nhiên của con người giúp chống viêm, kháng viêm, tiêu sưng và đặc trị một số những bệnh về sinh lý ở nam giới.

Thu hái, sơ chế và bảo quản sâm cau

Phần rễ củ chính là bộ phận chính được dùng
Phần rễ củ chính là bộ phận chính được dùng

Bộ phận chính để dùng làm thảo dược chính là rễ cây của chúng. Loại cây này lại sống quanh năm nên bạn có thể thu hái bất cứ vào thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên một lời khuyên từ những chuyên gia khẳng định thời điểm thích hợp nhất để lấy sâm cau chính là vào tháng 9 – tháng 12 hằng năm.

Bởi vào thời điểm này chính là lúc hoa và quả cây đã rụng chỉ còn lại lá. Khi đó thành phần dưỡng chất của cây sẽ tập trung cho rễ củ nhiều hơn, hàm lượng chất để có thể chữa bệnh cũng sẽ cao hơn.

Khi thu hái, bạn chỉ cần nhổ cả cây lên, mang về nhà và rửa sạch, cắt lá ra chỉ lấy rễ cây. Thái nhỏ rễ thành từng lát mỏng nhỏ và đem đi sấy lạnh khô hoặc phơi khô đều được. Hoặc bạn có thể lấy củ ngâm cùng nước vo gạo để khử độc tính rồi mới phơi khô và mang đi ngâm rượu để sử dụng.

Công dụng và cách dùng của sâm cau với người dùng

Như đã nói, sâm cau là loại dược liệu đặc biệt quý hiếm và có tác dụng tốt trong việc chăm sóc sức khỏe của người. Cụ thể các công dụng những cách sử dụng phải kể đến như sau:

Sâm cau có tác dụng bổ thận tráng dương

Sâm cau rất tốt cho nam giới
Sâm cau rất tốt cho nam giới

Một trong những tác dụng tuyệt vời nhất mà sâm cau mang đến cho người dùng chính là giúp bổ thận tráng dương. Các thành phần của sâm có thể giúp tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ và kích thích nam giới trong chuyện ấy nhiều hơn. Cách sử dụng rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị sâm cau khoảng 1kg, rượu trắng 45 độ 3 lít.
  • Ngâm sâm và rượu trắng trong 15 – 30 ngày.
  • Sau thời gian này lấy ra mỗi ngày dùng 2 – 3 chén trong bữa ăn để thấy hiệu quả nhất.

Sâm cau chữa bệnh liệt dương

Không thể phủ nhận tác dụng tuyệt vời mà sâm cau mang lại chính là có thể hỗ trợ và điều trị hết chứng bệnh liệt dương ở nam giới. Chính vì thế trong Đông y lưu truyền rất nhiều bài thuốc để chữa hoặc chính sâm cau cũng là thành phần của một số loại thuốc tây được bác sĩ kê đơn để điều trị. Một bài thuốc cực nổi tiếng trong y học cổ truyền được thực hiện như sau:

  • Thành phần gồm: Sâm cau khô, nấm tỏa dương khô, lá dâm dương hoắc, củ ba kích, tất cả đều dùng dạng khô.
  • Cho thảo dược vào bình thủy tinh để ngâm cùng rượu trắng độ mạnh trên 45 độ là tốt nhất.
  • Ngâm trong thời gian từ 3 – 6 tháng, sau thời gian này có thể lấy ra để uống hằng ngày từ 30 – 50ml.

Dược liệu có thể chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

Ngoài tốt cho nam, sâm cau còn tốt cho cả chị em phụ nữ
Ngoài tốt cho nam, sâm cau còn tốt cho cả chị em phụ nữ

Lãnh cảm là bệnh khá phổ biến ở các chị em, theo y học cổ truyền chứng bệnh này là do họ đang gặp vấn đề về gan, thận, khiến dương khí không đều. Kéo theo đó, họ bị mất cảm giác, không còn ham muốn trong mọi chuyện.

Cách sử dụng sâm cau để chữa trị chứng bệnh này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần sắc nước để uống mỗi ngày. Sau một thời gian sẽ thấy sự thay đổi nhất định trong cơ thể.

Sâm cau chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy

Thành phần Saponin của sâm cau có tác dụng điều trị chứng hen suyễn và tiêu chảy ở người lớn khá hiệu quả. Ngay cả những người mắc hen suyễn lâu năm cũng có thể ứng dụng và kết quả mang lại sẽ khiến bạn bất ngờ. Cách thực hiện đơn giản, chỉ cần sắc nước dược liệu để uống trước khi ăn là được.

Sâm cau chữa đau nhức xương khớp

Dược liệu có thể hỗ trợ điều trị chứng đau xương khớp khi thời tiết thay đổi
Dược liệu có thể hỗ trợ điều trị chứng đau xương khớp khi thời tiết thay đổi

Những người cao tuổi thường xuyên bị đau nhức xương khớp, tê mỏi chân tay do thay đổi thời tiết hoặc mắc bệnh lý có thể cải thiện tình trạng này bằng bài thuốc sâm cau. Bạn chỉ cần chuẩn bị sâm khô, hà thủ ô, hy thiêm thảo,, sắc các loại thuốc này với nhau và uống mỗi ngày, triệu chứng sẽ được cải thiện.

Sâm cau mua ở đâu uy tín, chất lượng? Giá bao nhiêu?

Bạn có thể mua sâm cau ở nhiều địa chỉ, nhà thuốc Nam, phòng khám Đông y trên toàn quốc. Khi mua bạn nên chọn những nơi thật sự uy tín, có nguồn gốc, thương hiệu để tránh việc mua phải loại sâm không đúng chất lượng.

Giá bán của sâm cau cũng không quá đắt, loại đã được phơi khô thì cũng chỉ khoảng 250.000 VNĐ/ kg. Bạn hoàn toàn có thể mua về và sử dụng để chăm sóc sức khỏe của mình và lấy lại phong độ trong cuộc sống.

Trên đây là một số thông tin chung nhất về dược liệu sâm cau rất nổi tiếng trong Đông y. Hy vọng với những điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như tin dùng trong việc chữa bệnh cũng như nâng cao sức khỏe của mình.

Bài viết liên quan:

Củ tam thất có công dụng gì? Sử dụng như thế nào cho đúng

Củ nhân sâm và 6 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Sâm ngọc linh: Công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *