Rụng tóc vành khăn là tình trạng phổ biến thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Vậy rụng tóc ở trẻ sơ sinh do những nguyên nhân nào? Việc trẻ bị rụng tóc vành khăn có thật sự đáng lo hay không? Đâu là hướng xử lý kịp thời của các bậc phụ huynh? Tất cả sẽ được Phòng Khám Chân Nguyên giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Rụng tóc vành khăn là gì
Trước hết, chúng ta tìm hiểu rõ hơn về quá trình phát triển tóc bình thường của trẻ sau sinh. Khi mới sinh, có một vài trường hợp có tóc còn ngoài ra đa số các em khá ít tóc và không được đen cho lắm. Theo thời gian, chân tóc của trẻ sẽ mọc dần dài ra mà dân gian gọi là tóc máu. Đến khoảng từ 2 – 3 tháng tuổi, do sự sụt giảm các hormon nội tiết trong thời kỳ bào thai, phần tóc máu của trẻ sẽ bắt đầu rụng dần. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường không cần quá lo lắng.
Quá trình rụng tóc này thường bắt đầu trong khoảng 8 – 12 tuần tuổi, một số trẻ có thể dài hơn. Sau đó, tóc sẽ mọc trở lại vào khoảng 3 – 7 tháng. Thế nhưng phải đến khoảng 2 tuổi, mái tóc của trẻ nhỏ mới thực sự dày và đẹp. Ở giai đoạn này, tóc của trẻ đã thể hiện rõ đặc tính tóc của người trưởng thành. Có thể kể đến như là kiểu tóc xoăn, thẳng, mượt, màu tóc nâu hoặc đen phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản như giới tính, dân tộc được di truyền từ bố mẹ,…
Rụng tóc vành khăn, hiểu đơn giản đây là hiện tượng rụng tóc thành một vòng tròn ở khu vực sau gáy, đường này tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Hiện tượng này thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi trung bình từ 3 – 6 tháng, vì vậy nếu thấy trẻ 3 tháng bị rụng tóc thì đây rất có thể là tóc rụng vành khăn. Hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, có tới 85% trẻ nhỏ ít nhất đã bị rụng tóc vành khăn một lần trong đời. Hiện tượng này không ảnh hưởng quá lớn đến tóc trưởng thành sau này nên bạn đừng quá lo lắng nhé!
Nguyên nhân rụng tóc hình vành khăn ở trẻ sơ sinh
Vậy là ở phần trên bạn đã hiểu được rụng tóc vành khăn là gì rồi đúng không nào? Rụng ở trẻ sơ sinh khi nào bình thường và khi nào bất thường? Đây cũng được xem là thắc mắc chung của khá nhiều phụ huynh hiện nay.
- Rụng tóc bình thường: Khoảng thời gian rụng tóc vào giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi với dấu hiệu là tóc không rụng thành đám. Ngoài ra, tóc cũng không rụng quá nhiều hoặc tạo thành hình vành khăn. Phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết khi con trẻ không có biểu hiện gì bất thường, vẫn ăn uống đầy đủ, ngủ ngoan và tăng cân tốt.
- Rụng tóc bất thường: Tình trạng rụng tóc xảy ra bất cứ thời điểm nào, khi quan sát sẽ thấy rụng cả chân tóc và thành từng đám. Phần tóc rụng quay sau đầu và tạo thành hình vành khăn. Lúc này, trẻ thường kèm các biểu hiện như quấy khóc, chậm vận động hay ra nhiều mồ hôi vào ban đêm,…
Để quan sát được những biểu hiện trên, phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến trẻ. Nhất là khi tắm rửa hàng ngày. Các nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn có thể kể đến như:
- Tóc mỏng và thói quen nằm nhiều: Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn đó chính là do tóc mỏng và thói quen nằm nhiều. Đa số trẻ sơ sinh chưa biết bò và phần lớn thời gian là nằm ngửa, vùng phía sau đầu tiếp xúc trực tiếp với mặt gối trong thời gian dài. Đây chính là điều kiện khiến cho tóc khó mọc hơn. Đối với trẻ có sợi tóc mảnh mai, dễ rụng thì tình trạng này xuất hiện nhiều hơn các trẻ có tóc cứng và chắc khỏe.
- Thói quen giật tóc: Thói quen giật tóc thường thấy ở trẻ hay quấy khóc. Nếu em bé có xu hướng chơi với tóc hoặc gặp phải tình trạng trichotillomania (còn gọi là hội chứng nghiện giật tóc) thì đây sẽ là nguyên nhân giải thích vì sao tóc bé ngày càng thưa dần. Phần này liên quan đến tâm lý lâu dài của trẻ nên phụ huynh cần chú ý đưa con đi khám.
- Tác dụng phụ của thuốc: Đây là một nguyên nhân khác gây rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh bị ốm, lúc này phải sử dụng một số loại thuốc. Đa phần các loại thuốc đặc trị cho trẻ nhỏ hiện nay đều là kháng sinh, tác dụng phụ đi kèm là gây chán ăn, khó ngủ và đặc biệt là rụng tóc.
- Suy tuyến yên: Trong trường hợp tuyến yên hoạt động kém, trẻ sơ sinh có thể mắc phải tình trạng suy tuyến yên và điều này dẫn đến rụng tóc nhiều. Tuy nhiên trường hợp này khá hiếm nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng nhé!
- Suy giáp bẩm sinh: Suy giáp bẩm sinh cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ bị rụng tóc nhiều. Chức năng của tuyến giáp bị suy giảm có thể dẫn đến rụng tóc quá mức, táo bón, chậm vận động, vàng da kéo dài, chậm mọc răng, ngủ nhiều và ít quấy khóc,… Về lâu dài không tốt cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
- Nhiễm trùng da đầu: Nhiễm trùng da đầu là tình trạng phổ biến mà khá nhiều trẻ nhỏ gặp phải hiện nay, đặc biệt là khi vấn đề vệ sinh không được đảm bảo. Nhiễm trùng da đầu bao gồm nhiễm nấm, hắc lào có thể gây rụng tóc ở trẻ sơ sinh, từ đó xuất các mảng hói có dạng tròn trên da đầu bé. Phụ huynh không nên bỏ qua tình trạng này vì nấm da đầu kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ em là do thiếu các vi chất dinh dưỡng cần thiết. Trong đó chủ yếu là thiếu vitamin D từ sữa mẹ hoặc ánh nắng mặt trời. Ngoài ra còn có thể do trẻ không được cung cấp đủ các vi chất cần thiết khác như kẽm, sắt, vitamin C hoặc canxi. Theo các nhà khoa học, vitamin D chịu trách nhiệm trong việc phát triển tóc và móng, việc thiếu hụt sẽ khiến chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng.
- Trẻ bị dị ứng: Phản ứng dị ứng dưới mọi hình thức dù nặng hay nhẹ cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị rụng tóc. Em bé nhà bạn có thể bị dị ứng với dầu massage hoặc sản phẩm tắm gội. Trường hợp viêm da tiết bã cũng có thể khiến tóc rụng vành khăn gây mất thẩm mỹ.
Như vậy dễ dàng thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên đó là thiếu vitamin D. Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề liên quan đến tóc. Việc thiếu hụt vitamin D còn gây còi xương và đi kèm với đó là những dấu hiệu rõ rệt. Ví dụ như bé thường xuyên quấy khóc, khóc nhiều hơn vào ban đêm, thóp rộng, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình, ra nhiều mồ hôi trộm và đặc biệt là chậm biết đi,…
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị rụng tóc vành khăn
Các chuyên gia hàng đầu cho rằng, việc rụng tóc vành khăn hoàn toàn không gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên về lâu dài, nếu không được xử lý kịp thời thì tình trạng này sẽ gây mất thẩm mỹ và xuất hiện dị tật ở đầu trong trường hợp xấu nhất. Vì vậy dưới đây là một vài hướng xử lý tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Mời bạn tham khảo!
Thay đổi tư thế nằm cho trẻ thường xuyên
Khi trẻ bị rụng tóc vành khăn do nằm sai tư thế, các mẹ nên khắc phục bằng cách thay đổi tư thế nằm của trẻ. Bạn cần lưu ý không đặt trẻ nằm quá nhiều và quá lâu ở một tư thế. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng không nên bao bọc con trong nhà quá nhiều trong giai đoạn sơ sinh.
Nếu có cơ hội, hãy chọn một vài ngày có ánh nắng nhẹ nhàng hay chiều mát để đưa trẻ ra ngoài để hít thở khí trời trong lành. Các yếu tố môi trường thuận lợi vừa giúp trẻ cứng cáp mà còn có thể hạn chế tối đa tình trạng rụng tóc.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý trong việc lựa chọn chất liệu gối, chăn. Tất cả đồ dùng hàng ngày đều phải mềm mại để không làm tổn thương da đầu bé. Thường xuyên vệ sinh chăn, chiếu và gối hàng tuần để loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Hạn chế việc đội mũ quá lâu, mũ chật, đồng thời giữ vệ sinh mũ nón của bé đảm bảo vệ sinh. Đối với hiện tượng rụng tóc vành khăn do tư thế nằm, từ 6 tháng đến 1 tuổi trở đi (trẻ biết lẫy) thì sẽ tự hết và tóc có thể mọc đều bình thường.
Việc để trẻ ngủ đúng ở tư thế nằm thoải mái nhất cũng hỗ trợ rất tốt cho giấc ngủ mỗi đêm. Trẻ sẽ ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn, không còn quấy khóc dai dẳng nữa. Điều này rất có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho trẻ
Tình trạng trẻ bị rụng tóc vành khăn do thiếu dưỡng chất chiếm khá nhiều hiện nay. Lúc này, điều trẻ cần là được bổ sung qua bữa ăn hàng ngày bằng các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Ví dụ như tôm, cua, các loại đậu hay lòng đỏ trứng gà,…
Một khẩu phần ăn nếu muốn có đủ vitamin và khoáng chất, trẻ hấp thụ tốt hơn thì nên thêm một chút dầu mỡ. Tuy nhiên các mẹ cần lưu ý là không nên dùng dầu mỡ thường nhé vì lúc này trẻ chưa tự tổng hợp được. Nên ưu tiên dùng dầu ô liu và ở mức vừa đủ.
Một cách khác để tổng hợp hoạt chất vitamin D hiệu quả cho trẻ đó là tắm nắng. Quá trình tắm nắng đúng cách vào sáng sớm sẽ giúp các tiền Vitamin D biến thành Vitamin D có lợi cho cơ thể. Hoạt chất này không những giúp ngăn ngừa rụng tóc vành khăn mà còn cho cơ xương của trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
Thời gian tắm nắng lý tưởng nhất là 7 – 8 giờ sáng và chỉ tắm từ 5 – 7 phút hàng ngày mà thôi. Vào mùa hè thì mẹ nên cho trẻ tắm sớm hơn, có thể là từ 6 – 7 giờ khi nắng còn dịu nhẹ. Tuyệt đối không tắm sau 9 giờ, khi mặt trời đã lên cao thì nắng chói chang hơn. Lúc này trong ánh nắng có chứa tia cực tím UV cực kỳ có hại cho da và mắt của trẻ.
Cha mẹ cũng lưu ý không được cho trẻ tắm nắng ở phía sau cửa kính bởi ánh ánh mặt trời khi rọi vào cửa kính. Bởi vì như vậy có thể sẽ phản xạ vào chúng ta với cường độ mạnh vô cùng nguy hiểm.
Đặc biệt là với trẻ em bởi làn da chúng còn quá nhạy cảm. Nếu không có cơ hội tắm nắng được, cha mẹ có thể cho trẻ uống vitamin D 400iu mỗi ngày. Đây là thực phẩm chức năng kê đơn nên cần có sự cho phép của bác sĩ đúng liều lượng quy định.
Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm và vitamin B7
Nhóm thực phẩm giàu vitamin B7 có thể giúp thúc đẩy tóc phát triển, đặc biệt là với tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh. Những thực phẩm này bao gồm trứng, ngũ cốc, thịt gà và các chế phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai hay sữa tươi,…
Một vài loại bạn nên bổ sung giúp tóc của trẻ mọc chắc khỏe hơn bao gồm tôm hùm và ngũ cốc,… Sự thiếu hụt kẽm có thể gây rụng tóc thường xuyên, đó là lý do tại sao bạn cần phải đảm bảo về hàm lượng kẽm để cơ thể bé hấp thu hằng ngày từ chế độ ăn uống của mình.
Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý về cách chế biến các loại thực phẩm này nhé! Không nên nấu qua quá nhiều công đoạn vì như vậy các chất dinh dưỡng có thể bị phá hủy hoàn toàn.
Tăng cường chất lượng sữa mẹ
Một trong những giải pháp bạn có thể thực hiện để khắc phục tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh đó chính là tăng cường chất lượng sữa mẹ. Đây là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ ở thời điểm này.
Vì vậy, các mẹ cần lưu ý ăn uống đủ chất, sinh hoạt khoa học, đúng giờ. Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn hàng ngày, hạn chế tối đa tình trạng stress, căng thẳng kéo dài.
Sử dụng thuốc điều trị nếu cần
Rụng tóc vành khăn do bệnh lý như nấm da đầu cần sử dụng thuốc đặc trị kháng nấm. Ngoài ra, với các triệu chứng điển hình như do suy tuyến yên, suy tuyến giáp, thuốc, dị ứng và tình trạng bệnh tật thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ. Tại đây người bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp với từng nguyên nhân.
Việc sử dụng thuốc đặc trị rụng tóc vành khăn cũng có nhiều lưu ý quan trọng. Đó là cần dùng thuốc đúng chuẩn theo kê đơn của bác sĩ. Việc dùng kháng sinh trong thời gian dài có thể gây nên hiện tượng nhờn thuốc vô cùng nguy hiểm.
Cách phòng ngừa rụng tóc vành khăn cho trẻ
Vậy là ở phần trên bạn đã tìm hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng rụng tóc vành khăn đúng không nào? Thực chất, nếu hiểu được kiến thức về rụng tóc vành khăn ở trẻ thì phụ huynh hoàn toàn có thể ngăn chặn từ những năm tháng đầu đời. Cụ thể như sau:
- Cân đối thời gian cho trẻ nằm và bế trên tay, không nên để trẻ nằm quá nhiều ở một tư thế vì như vậy sẽ dễ bị rụng tóc tại vùng tiếp xúc với gối.
- Cho bé tắm nắng thường xuyên giúp tổng hợp vitamin D, kích thích tóc mọc nhiều hơn và còn giúp xương chắc khỏe, chống bệnh vàng da.
- Với trẻ dùng sữa mẹ hoàn toàn bạn, chị em cần lưu ý nên ăn uống đa dạng chất dinh dưỡng.
- Khi bé ăn dặm, nên xay nhiều loại rau củ quả, thịt cá cho bé để tóc chắc khỏe, hạn chế tối đa tình trạng rụng hình vành khăn sau gáy
- Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ cho trẻ hàng ngày để vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập hay gây bệnh lý nhiễm trùng về da.
- Để cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn, mẹ cũng có thể cho bé bổ sung một vài giọt vitamin D3.
Tình trạng rụng tóc không chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh mà còn phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Đây là nhóm đối tượng gặp những thay đổi lớn về nội tiết tố. Nhiều chuyên gia khuyến cáo rằng, rụng tóc sau sinh nếu không được điều trị dứt điểm về lâu dài có thể dẫn tới hói đầu.
Bài viết trên Đông Y Chân Nguyên đã giúp các bậc phụ huynh có những kiến thức đúng về bệnh lý phổ biến này. Tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe và hoàn toàn có thể khắc phục. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng, thay vào đó chú ý chăm sóc trẻ tốt hơn mỗi ngày.