Quả na rừng và 4 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả na rừng được biết đến với nhiều công dụng điều trị một số bệnh lý ở người hiệu quả. Các bài thuốc từ trái na rừng mang lại công hiệu đáng kinh ngạc. Vậy na rừng có những công dụng nổi bật gì? Cách sử dụng loại thảo dược này hiệu quả? Khi sử dụng na rừng cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng Phòng Khám Đông Y Chân Nguyên tìm hiểu bài viết để biết thông tin chi tiết của quả na rừng.

Thông tin cơ bản về quả na rừng

Quả na rừng - dược liệu đắt đỏ và trị được nhiều bệnh lý
Quả na rừng – dược liệu đắt đỏ và trị được nhiều bệnh lý

Na rừng có tên gọi khác: Nắm cơm, Na dây; Xưn xe, Ngũ vị tử nam; Có tên khoa học là: Kadsura Coccinea (Lem.); Quy kinh vị, đại trường. Do có giá trị cao về dược liệu nên na rừng được nhiều người săn lùng về làm thuốc, chữa bệnh

Quả na rừng là một trong các loại trái rừng có công dụng trong việc điều trị bệnh lý ở người. Loại quả rừng này rất bắt mắt và dễ nhận biết. Dưới đây là đặc điểm, thành phần, cách thu hái và sơ chế loại dược liệu này.

Đặc điểm của quả na rừng

Cây na rừng thuộc loại thân leo, thân cây được phủ bởi lông mịn. Nhánh cây mọc trườn khắp nơi. Lá của na rừng  thuôn dài có hình bầu dục, lá dài 5cm đến 10cm, rộng từ 3cm đến 4cm. Lá có bề mặt nhẵn bóng, đặc biệt mặt dưới của lá có màu nhạt hơn hẳn mặt trên lá.

Trái na rừng có hình dáng khá giống với quả na ta. Tuy nhiên, trái na rừng có kích thước lớn gấp đôi hoặc gấp 3 lần na ta. Khi quả chín, phần thịt quả có màu hồng và thường rất ít thịt.

Quả na rừng có màu sắc bắt mắt
Quả na rừng có màu sắc bắt mắt

Na rừng có các múi rất lớn, các múi na rừng rất dễ tách thành các múi nhỏ. Trái na rừng khi chín có màu sắc bắt mắt và mùi thơm rất dễ chịu.

Hoa của na rừng có màu đỏ tía thuộc loại hoa đơn và hoa thường được mọc ở nách lá. Hoa dài khoảng 10mm đến 15mm và rộng khoảng 10mm.

Phân loại

Hiện nay, trái na rừng được chia thành 2 loại là trái na rừng trắng và trái na rừng đỏ. Na rừng trắng với phần khe múi có màu hơi đỏ, khi quả chín có màu vàng nhạt. Đây là loại na rừng ít được sử dụng làm dược liệu vì loại quả rừng này có giá trị dược liệu rất ít.

Na rừng đỏ khi chín có mùi thơm rất đặc trưng và dễ chịu. Đối với na rừng đỏ khi chín, quả có màu đỏ rất bắt mắt. Loại na rừng này được sử dụng làm dược liệu để điều trị một số bệnh lý ở người.

Thành phần của quả na rừng

Trong quả na rừng có chứa đến 36 hợp chất có lợi cho sức khỏe
Trong quả na rừng có chứa đến 36 hợp chất có lợi cho sức khỏe

Quả na rừng chứa 36 hợp chất, các hợp chất này chiếm 97,23%, trong đó các thành phần chính như: β – Pinene chiếm 4,38%; β – Himachalene chiếm 5,95%; β – Caryophyllene chiếm 52,17%,… Qua nghiên cứu, trong 100g trái  na rừng chứa hàm lượng các thành phần như:

  • Vitamin: 0,075mg vitamin B1; 0.086mg vitamin B2; 0,5mg vitamin B3; 15mg vitamin C.
  • 17,6 mg Canxi.
  • 0,5g chất béo.
  • 0,9g chất xơ.
  • 0,009mg Caroten.
  • 20g Carbohydrate.
  • 80 đến 101 calo năng lượng.

Phân bố

Na rừng được tìm thấy tại các khu rừng có độ cao từ 500m đến 1000m ở Lào, Trung Quốc và Việt Nam. Tại nước ta, na rừng phân bố tại các tỉnh như: Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Nam, Lâm Đồng,…

Thu hái và sơ chế

Người dân thường thu hái trái na rừng vào tháng 8 hoặc tháng 9 hàng năm. Đây là thời điểm mùa của quả và phù hợp để chế biến quả làm thảo dược. Na rừng sau khi thu hoạch được rửa sạch rồi được mang đi phơi khô. Sau khi phơi khô được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Công dụng của quả na rừng

Trái na rừng mang đến nhiều công dụng hữu ích đối với con người. Một số công dụng nổi bật của loại dược liệu này mang lại gồm có:

Điều trị viêm loét dạ dày

Quả na rừng cải thiện và làm lành nhanh chóng các vết loét dạ dày
Quả na rừng cải thiện và làm lành nhanh chóng các vết loét dạ dày

Na rừng có công dụng làm giảm các cơn đau, làm lành các vết viêm loét ở dạ dày, điều này giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Hơn nữa, sử dụng na rừng giúp bảo vệ hiệu quả lớp niêm mạc ở dạ dày, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, loét ngày càng nghiêm trọng.

Giúp an thần và  trị nhức mỏi

Na rừng giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ dai dẳng, giúp người bệnh cải thiện được chất lượng giấc ngủ, giúp ngủ sâu hơn và ngon giấc. Bên cạnh đó, na rừng còn trị đau nhức vai gáy, đau nhức chân tay, trị phong thấp hiệu quả và nhanh chóng.

Bổ thận, tráng dương và tăng cường sinh lý

Na rừng có tác dụng kích thích hormone testosterone của nam giới tiết ra nhiều, điều này kích thích nam giới tiết tinh dịch. Chính vì vậy, giúp nam giới tạo được sự hưng phấn, ham muốn khi quan hệ.

Trái na rừng còn có tác dụng cải thiện chức năng sinh lý như: yếu sinh lý, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,… Công dụng này của dược liệu giúp tăng khả năng thụ thai.

Sử dụng na rừng giúp nam giới tăng cường vấn đề sinh lý
Sử dụng na rừng giúp nam giới tăng cường vấn đề sinh lý

Tốt cho phụ nữ sau khi sinh

Quả na rừng có tác dụng giúp phụ nữ sau sinh phục hồi nhanh chóng sức khỏe, giúp các mẹ sau sinh giảm các cơn đau do sự co bóp của dạ con. Hơn nữa, na rừng giúp giảm đau sản hậu và loại bỏ hiệu quả máu dơ còn trong cơ thể.

Cách sử dụng quả na rừng hiệu quả

Na rừng tuy mang lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, tuy nhiên cần phải biết cách sử dụng đúng cách để mang lại hiệu quả. Một số cách sử dụng na rừng hiệu quả.

Ngâm rượu quả na rừng

Trái na rừng được sử dụng để ngâm rượu, đây là cách sử dụng na rừng mang lại hiệu quả đối với một số bệnh lý ở người. Để ngâm rượu bằng quả na rừng cần chuẩn bị các thành phần: 1kg quả na rừng; 3 lít rượu trắng và bình đựng thủy tinh. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, tiến hành thực hiện quá trình ngâm rượu.

  • Bước 1: Mang trái na rừng đi rửa sạch sẽ, để đến khi quả ráo nước thì tiến hành tách các múi của quả ra.
  • Bước 2: Cho tất cả các múi na rừng vừa tách cho vào bình đựng thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.
  • Bước 3: Cho 3 lít rượu trắng vào bình rồi đậy kín nắp bình đựng lại.
Rượu na rừng mang lại nhiều tác dụng trị bệnh ngạc nhiên
Rượu na rừng mang lại nhiều tác dụng trị bệnh ngạc nhiên

Trong quá trình ngâm, nên đặt bình rượu ở vị trí khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Rượu na rừng ngâm trong vòng 1 tháng có thể mang ra uống.

Đối với phụ nữ mỗi ngày chỉ nên uống rượu na rừng từ 30ml đến 40ml rượu sau bữa ăn. Đối với đàn ông nên uống từ 50ml đến 70ml rượu sau bữa ăn để cải thiện vấn đề mắc phải của bản thân. Nên chia thành 2 lần đến 3 lần uống trong ngày, ngoài uống trước khi ăn bạn có thể uống trước khi đi ngủ.

Hãm nước trà quả na rừng

Hãm trái na rừng để làm trà uống hàng ngày là cách sử dụng na rừng mang lại hiệu quả cao. Đối với cách dùng na rừng này, bạn chỉ có thể sử dụng trái na rừng khô.

Để hãm na rừng làm nước trà, đầu tiên bạn cần lấy các múi na rừng khô đã được tách từ trước mang đi rang lên. Sau khi rang, có thể sử dụng các múi na rừng hãm với nước nóng để làm trà uống hàng ngày.

Bài thuốc điều trị bệnh bằng quả na rừng

Bài thuốc điều trị bệnh bằng trái na rừng mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh bằng trái na rừng.

Bài thuốc trị liệt dương, yếu sinh lý và vô sinh

Bài thuốc gồm có: trái na rừng khô 200g, nấm Ngọc cẩu 200g, Ba kích 200g, Dâm dương hoắc 100g. Ngâm thang thuốc vào 5 lít rượu nếp, nên lựa loại rượu nếp trên 40 độ.

Rượu quả na rừng kết hợp với các thảo dược giúp điều trị yếu sinh lý, vô sinh
Rượu quả na rừng kết hợp với các thảo dược giúp điều trị yếu sinh lý, vô sinh

Ngâm rượu trong vòng 30 ngày có thể lấy ra uống để điều trị tình trạng của bản thân. Mỗi ngày chia thành nhiều lần uống rượu na rừng, mỗi ngày bạn chỉ nên uoongs từ 50ml đến 70ml rượu thuốc.

Bài thuốc trị đau bụng sau sinh

Để cải thiện tình trạng đau bụng sau sinh bằng na rừng, bạn sử dụng 100g quả na rừng khô đã được tách mũi nhỏ. Cho na rừng đã chuẩn bị vào sắc với nước đun sôi để lấy nước uống. Bài thuốc này không chỉ giảm tình trạng đau bụng mà còn loại bỏ hết máu dơ đối với chị em sau sinh.

Bài thuốc trị viêm loét dạ dày và mất ngủ

Để cải thiện tình trạng mất ngủ và viêm loét dạ dày, bạn sử dụng 200g quả na rừng khô ngâm rượu. Mỗi ngày uống khoảng 50ml đến 70ml  rượu ngâm trước khi ngủ để có giấc ngủ sâu và giúp an thần.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng trái na rừng khô đã tách mũi nhỏ hãm thành trà dùng để uống hàng ngày. Đây là bài thuốc trị bệnh bằng na rừng vừa giúp an thần vừa cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng quả na rừng

Trước khi sử dụng na rừng cần lưu ý những gì?
Trước khi sử dụng na rừng cần lưu ý những gì?

Trước khi sử dụng quả na rừng cần lưu ý những vấn đề gì? Một số lưu ý bạn cần nắm trước khi sử dụng loại dược liệu này.

Đối tượng nên sử dụng rượu quả na rừng

Rượu ngâm từ trái na rừng tuy mang lại nhiều tác dụng điều trị một số bệnh hiệu quả, loại rượu ngâm này chỉ phù hợp với một số đối tượng. Các đối tượng nên sử dụng được rượu ngâm từ na rừng gồm có:

  • Người bị tình trạng cao huyết áp.
  • Người suy nhược cơ thể và cần bồi bổ cơ thể.
  • Người bị hiếm muộn.
  • Nam giới bị yếu sinh lý, xuất tinh sớm.

Đối tượng không nên sử dụng rượu quả na rừng

Trường hợp người dùng bị vấn đề về da dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày được khuyến cáo không nên sử dụng rượu ngâm từ na rừng. Vì khi sử dụng loại rượu ngâm này, dẫn đến các vết loét, viêm ngày càng bị nghiêm trọng hơn.

Quả na rừng có ăn được không?

Quả na rừng có thể ăn được, tuy nhiên vì phần thịt quả ít nên loại quả rừng này thường được sử dụng làm dược liệu trị bệnh. Bạn nên lựa chọn trái  na rừng đã chín mọng, có mùi thơm đặc trưng để ăn.

Giá bán và địa chỉ mua quả na rừng

Hiện nay, bạn dễ dàng tìm mua được trái na rừng tại các hiệu thuốc Đông y, cửa hàng chuyên bán dược liệu,… Vì giá thành đắt đỏ, hiện nay xuất hiện tình trạng dược liệu na rừng kém chất lượng. Chính vì thế, bạn nên tìm mua tại các địa chỉ uy tín trên toàn quốc.

Giá bán quả na rừng hiện nay dao động từ 120.000 đồng đến 150.000 đồng cho 1 ký. Đối với những trái na rừng đỏ có trọng lượng lớn, giá bán mỗi ký từ 500.000  đồng trở lên.

Trên đây là thông tin về quả na rừng, một loại quả rừng được sử dụng làm dược liệu điều trị một số bệnh lý ở người. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện được tình trạng của bản thân khi sử dụng loại dược liệu này.

Bài viết liên quan:

Mãng cầu xiêm có tác dụng gì? Cách sử dụng quả mãng cầu xiêm

Những công dụng của vỏ măng cụt đối với sức khỏe

Củ nhân sâm và 6 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *