Quả dứa dại và 8 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Quả dứa dại là một loại dược liệu được dùng khá phổ biến trong Đông y. Loại quả này có thể bào chế thành các bài thuốc chữa bệnh liên quan đến gan, thận, tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ được Phòng Khám Chân Nguyên giải đáp rõ công dụng, thành phần và cách sử dụng của loại quả này.

Đặc điểm thực vật của quả dứa dại

Quả dứa dại có màu xanh và sẽ ngả sang màu vàng cam khi chín
Quả dứa dại có màu xanh và sẽ ngả sang màu vàng cam khi chín

Cây dứa dại còn có tên gọi khác là cây dứa núi, dứa gai. Đây là loài cây thường mọc hoang ở ngoài tự nhiên, đặc biệt là các vùng núi. Vì thế mà mỗi vùng lại có những tên gọi khác nhau cho loài cây này. Người Thái gọi dứa dại là Co Nam Lụ, người Tày gọi là Mạy Lạ, người Dao gọi là Lâu Kìm. Còn trong tài liệu Y học cổ truyền thì dứa dại còn gọi là sơn ba la, dã ba la.

Tên khoa học của dứa dại là Pandanus tonkinensis Mart. ex B. Stone. Loài cây này được xếp vào họ Pandamus.

Cây dứa dại có thân cao khoảng 3 – 4m. Cây có nhiều nhánh, được hình thành từ trên ngọc và thân cây. Lá cây dứa dại dài từ 1-2m, mọc quanh đầu nhánh. Mép lá cây có nhiều răng cưa, nhọn. Ở chính giữa lá có đường gân thẳng chạy qua. Hoa dứa mọc từ đầu cành, có cuống dài 15 – 20cm. Phần hoa có nhiều lá đài. Bông hoa có nhiều gai màu trắng kết thành chùm dài. Khi hoa già đi sẽ rủ xuống và xuất hiện quả.

Quả dứa dại có màu xanh. Hình dáng bên ngoài nhìn xa sẽ giống với trái dứa (trái thơm, khóm). Nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy các mắt liền khít với nhau không có kẽ hở. Khi chín, quả dứa dại sẽ chuyển sang màu vàng cam. Trên bề mặt tạo thành nhiều hốc, nhiều góc cạnh. Trên đỉnh quả dứa có hình giống như cái bướu.

Đặc điểm phân bố, thu hái của quả dứa dại

Công đoạn sơ chế quả dứa dại
Công đoạn sơ chế quả dứa dại

Dứa dại là loài cây mọc hoang trong tự nhiên. Loài cây này thích nghi được với nhiều môi trường khác nhau. Trên thế giới, cây dứa dại có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. Tại Việt Nam, cây dứa dại được tìm thấy ở nhiều vùng, đặc biệt là các vùng rừng núi hoặc ven sông suối. Các địa phương có nhiều dứa dại như Quảng Ninh, Hòa Bình, Đồng Nai, Hà Nam, Bình Thuận, Kiên Giang,…

Tuy là loài cây dại nhưng cây dứa có rất nhiều công dụng. Các bộ phận của cây gồm rễ, lá, đọt non, quả, hoa đều có thể tận dụng để làm thuốc. Phần rễ, lá và đọt non có thể thu hoạch vào các mùa trong năm. Trong đó, riêng phần rễ không nên dùng rễ sâu trong đất mà chỉ nên dùng những rễ bám ở trên bề mặt. Quả dứa dại sẽ có nhiều tác dụng hơn khi thu hoạch vào mùa đông.

Sau khi thu cái, các bộ phận của cây dứa dại sẽ được rửa sạch và bào chế thành nhiều cách, trong đó chủ yếu là cắt nhỏ, phơi khô để dùng dần. Một số ít dùng khi còn tươi. Tất cả đều phải được rửa sạch và đựng trong túi kín để bảo quản.

Một số bài thuốc quý từ quả dứa dại

Trong số các bộ phận của cây thì quả dứa dại có nhiều công dụng hơn cả. Cụ thể là trong quả dứa dại có các dược tính có tính bình, giúp lợi huyết, tán độc, tiêu đờm, cường tâm, mát gan, giải độc. Sau đây là một số bài thuốc quý từ loại dược liệu này.

Bài thuốc chữa bệnh tiểu đường

Sử dụng quả dứa dại thường xuyên giúp chữa bệnh tiểu đường
Sử dụng quả dứa dại thường xuyên giúp chữa bệnh tiểu đường

Nguyên liệu: Quả dứa dại khô 30g đem rửa sạch. Sau đó nấu với 500ml nước trong khoảng 20 phút đến khi còn khoảng 250ml nước thì tắt bếp. Đợi nước nguội thì uống. Lưu ý là sử dụng nước này trước khi ăn. Dùng khoảng 1 – 2 tháng là có kết quả.

Bài thuốc chữa viêm gan B

Nguyên liệu gồm: Quả dứa dại chín khô 12g, cốt khí củ 12g, nhân trần 12g, ngũ vị tử 6g, trôm lay 4g. Tất cả rửa sạch rồi đun với 1 lít nước. Nấu cho đến khi còn khoảng 500ml là tắt bếp. Chia lượng nước này thành 3 phần, dùng sau khi ăn cơm.

Bài thuốc chữa kiết lỵ

Nguyên liệu gồm: Quả dứa dại 30 – 60g sắc uống hàng ngày. Sử dụng cho đến khi tình trạng kiết lỵ giảm và khỏi hẳn thì ngưng.

Bài thuốc chữa mắt (giảm thị lực, sinh màng mộng)

Quả dứa dại còn giúp chữa các bệnh về mắt rất tốt
Quả dứa dại còn giúp chữa các bệnh về mắt rất tốt

Nguyên liệu gồm: 1 quả dứa dại thái nhỏ rồi ngâm với mật ong nguyên chất. Mỗi ngày dùng 1 trái cho đến khi tình trạng thị lực có cải thiện.

Bài thuốc chữa say nắng, cảm nắng

Dùng 10 – 15g quả dứa dại, đem rửa sạch rồi sắc uống. Vị thuốc mát, tính bình giúp giải nhiệt, chữa cảm nắng hiệu quả.

Bài thuốc chữa viêm gan siêu vi

Nguyên liệu gồm: Trái dứa dại 12g, nhân trần 12g, cốt khí củ 12g, diệp hạ châu 8g, trần bì 8g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. Tất cả rửa sạch sắc với 1 lít nước, đun sôi còn 450ml, chia làm 3 lần uống lúc chưa ăn cơm.

Bài thuốc chữa đái buốt, đái rắt, đái đục, đái tháo đường

Dùng 20 – 30g trái dứa dại đã được thái lát mỏng và phơi khô rồi sắc với nước uống hàng ngày.

Bài thuốc bồi bổ cơ thể

Quả dứa dại giúp bồi bổ cơ thể
Quả dứa dại giúp bồi bổ cơ thể

Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc bồi bổ cơ thể bằng quả dứa dại như sau: Dùng trái dứa dại thái lát mỏng rồi ngâm với rượu cốt khoảng 2 tuần trở lên. Mỗi bữa ăn chỉ nên uống 1 – 2 ly sẽ kích thích ăn ngon, ngủ ngon hơn.

Một số lưu ý khi sử dụng quả dứa dại

Tuy là một loại thảo dược quý nhưng người bệnh cũng cần lưu ý một số điểm khi dùng quả dứa dại, cụ thể:

  • Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Dùng đúng bộ phận theo các bài thuốc cũng như sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Lớp phấn trắng bao ngoài một số bộ phận của cây có tính độc nên lúc lấy thuốc cần đặc biệt lưu ý.
  • Cần chú ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không được tự ý sử dụng quả dứa dại với thuốc Tây trong quá trình điều trị bệnh. Điều này cần phải được sự tư vấn của bác sĩ mới được sử dụng.
  • Quá trình sử dụng trái dứa dại để trị bệnh cần kiên trì.

Mua dứa dại ở đâu, Giá bán bao nhiêu

Dứa dại, đặc biệt là quả của loại cây này là một dược liệu quý. Tuy cây mọc nhiều ở các vùng núi tự nhiên nhưng để khai thác cũng không phải là điều dễ dàng. Thay vào đó, nhiều vùng đã trồng cây dứa dại thành nguyên liệu để bán cho các đơn vị sản xuất, điều chế thuốc. Vì thế, bạn nên tìm đến các cơ sở Đông y uy tín để mua dứa dại.

Trên thị trường hiện nay có nhiều nhà phân phối có bán loại dược liệu này. Giá cả phổ biến ở mức 180,000 đồng – 250,000 đồng/kg. Đây được coi là mức giá hợp lý vì quá trình tìm kiếm, thu hái, chế biến và bảo quản dược liệu này cũng khá công phu.

Trên đây là chia sẻ về cây và quả dứa dại. Hãy tìm đến các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm tốt, giúp hỗ trợ tích cực trong việc điều trị bệnh.

Bài viết liên quan:

Đặc điểm và công dụng của khổ qua rừng

4 công dụng tuyệt vời của quả na rừng đối với sức khỏe

4 bài thuốc chữa bệnh tốt chữa bệnh từ thảo quả

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *