Lá vối là cây trồng vô cùng quen thuộc với đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng thôn quê. Lá vối với hương thơm đặc trưng, vị thanh nhẹ, không chỉ là một loại trà giải khát mà còn có giá trị trong điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh như ghẻ ngứa, mụn nhọt. Trong bài viết sau, Đông Y Chân Nguyên sẻ cùng các bạn tìm hiểu về những công dụng và cách dùng là vối chữa các chứng bệnh thường gặp.
Thông tin chung về lá vối
Lá vối là cây trồng phổ biến, quen thuộc ở Việt Nam nhưng liệu bạn đã hiểu hết về loài cây này chưa? Cùng tham khảo những thông tin tổng quát về lá vối trong phần sau nhé.
- Tên gọi: Lá vối còn được gọi với những cái tên như cây trâm nấp, mạn kinh tử,…
- Tên khoa học: Mạn kinh tử thuộc họ Sim (Myrtaceae), cây có tên khoa học là Merr et Perry.
- Đặc điểm hình dạng: Lá vối trưởng thành có thể cao khoảng 12-15 mét. Vỏ cây có màu nâu đen, lá hình trái xoan, dài khoảng 6-9cm, rộng khoảng 4-8cm. Hoa lá vối có màu trắng, mọc thành từng chùm. Hoa thường nở trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7. Quả của cây mạn kinh tử có hình cầu hoặc thon dài, bề ngoài nhám, khi chín có màu tím hoa sim.
- Thu hoạch và bảo quản: Lá vối được thu hoạch quanh năm, người dân cắt các bộ phận dùng để làm thuốc về, rửa sạch bụi bẩn, lá có thể dùng ở dạng tươi hay dạng khô. Lá được để ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, tránh ánh sáng từ mặt trời, sâu bọ, mối mọt…
- Tính vị: Theo y học cổ truyền, quả vối có vị cay, đắng, tính hàn, được dùng để chủ trị phong nhiệt, có công dụng thanh lọc máu. Lá vối có vị đắng chát, có chứa một lượng độc tố nhỏ, có tính sát trùng, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hòa chức năng gan thận. Đặc biệt, lá vối giúp giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, tiêu đờm,…. Dùng mạn kinh tử nấu nước uống hàng ngày giúp điều hòa thân nhiệt, trị cảm nắng, giảm mỡ máu.
- Khu vực phân bố: Mạn kinh tử mọc nhiều ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới điển hình là các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam,… Tại Việt Nam, cây chủ yếu sinh trưởng và phát triển ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Lào Cai,… Cây thường mọc hoặc được trồng nhiều tại các khu vực gần sông suối, ao hồ và được thu hoạch để lấy làm trà, sắc thuốc uống.
Thành phần hóa học có trong lá vối
Lá vối có chứa hàm lượng lớn tanin cùng một số khoáng chất, vitamin, chất béo, axit triterpenoid và 4% tinh dầu. Lá cây có mùi thơm dễ chịu, có chứa các chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, lá vối còn có chứa Sitosterol, có khả năng chuyển hóa Cholesterol, làm giảm mỡ thừa trong máu.
Công dụng của lá vối
Không chỉ là thức uống tốt cho sức khỏe, mạn kinh tử còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một vài bệnh lý mãn tính. Dưới đây là công dụng chi tiết của lá vối bạn cần biết.
Kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa
Trong lá vối có chứa hàm lượng lớn chất kháng sinh, giúp ngăn chặn và tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Với tính kháng khuẩn khuẩn, kháng viêm, cây vối được dùng chủ trị các triệu chứng và bệnh lý như mụn nhọt, viêm da và viêm đại tràng mãn tính. Đặc biệt, tanin có trong mạn kinh tử còn chống lại vi khuẩn gây bệnh, giúp bảo vệ niêm mạc ruột, hỗ trợ tiêu hóa.
Điều trị bỏng
Đây là một trong những công dụng mà ít người biết của lá vối. Để trị bỏng bằng lá mạn kinh tử, bạn cần cạo phần vỏ cây, rửa sạch, để ráo rồi đem giã nát, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bị bỏng. Phương pháp này giúp giảm tình trạng sưng đau, bỏng rát, hạn chế tăng tiết dịch, ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, vi trùng, giúp da mau lành hơn.
Chữa viêm đại tràng mãn tính
Người bị viêm đại tràng mãn tính thường gặp phải tình trạng đau bụng, đi ngoài phân sống. Để chữa trị vấn đề này, bạn có thể dùng 200 gam lá vối tươi vò nát rồi sắc cùng 2 lít nước. Sau 1 giờ, bạn tắt bếp, bắc thuốc ra để nguội rồi uống.
Trị tiêu chảy
Dùng cây vối trị tiêu chảy, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như lá phèn đen, vỏ cây sung, vỏ cây vối, lá ớt tươi (mỗi loại 100g); vỏ cây đại, hạt vải, quế (50g). Các nguyên liệu trên mang đi sấy khô, tán thành bột mịn rồi nặn thành viên, mỗi viên 12g. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần 1 viên. Dùng đến khi nào tình trạng tiêu chảy thuyên giảm.
Chữa bệnh gout
Theo các thầy thuốc Đông y, uống lá mạn kinh tử thường xuyên giúp điều trị gout vô cùng hiệu quả. Người bệnh cần chuẩn bị lá vối, chuối hột rừng, dứa dại, củ ráy (mỗi loại 30g). Cho các nguyên liệu trên vào sắc với 1.5 lít nước, uống hàng ngày để giúp bệnh nhanh thuyên giảm.
Điều trị viêm gan
Các đối tượng thường xuyên sử dụng thực phẩm nóng, lạm dụng bia, rượu rất dễ mắc bệnh viêm gan. Các triệu chứng viêm gan thường thấy ở người bệnh như vàng da, mờ mắt, bụng trướng, mệt mỏi, nước tiểu đậm màu.
Khi bị bệnh viêm gan cần lập tức chữa khỏi bệnh nhanh chóng để tránh dẫn đến xơ gan hoặc nặng hơn là ung thư gan.
Các thành phần hoá học trong thảo dược có tác dụng giải độc và thanh lọc cơ thể. Kháng viêm các virus viêm gan, từ đó chữa khỏi bệnh viêm gan A, B, xơ gan,…
Những ai nên dùng lá vối
Bạn băn khoăn không biết bản thân có thể sử dụng lá vối hay không? Dưới đây là những đối tượng nên sử dụng lá vối.
- Người gặp phải tình trạng lở loét, ghẻ ngứa, bị mụn nhọt.
- Người bị chốc lở.
- Người bị gout, rối loạn tiêu hóa.
- Người thừa cân, béo phì cần giảm cân.
- Người bình thường có thể dùng để thanh nhiệt, giải độc, tăng sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật.
Lưu ý khi sử dụng lá vối
So với lá phơi khô hoặc ủ, lá vối tươi mang lại hiệu quả điều trị cao hơn. Tuy nhiên, lá mạn kinh tử tươi có tính kháng viêm và kháng khuẩn vô cùng mạnh, có thể triệt tiêu cả vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Do đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng lá vối, bạn cần lưu ý một số điều sau.
- Người mới ốm dậy, người suy nhược cơ thể, hay ốm vặt không nên dùng lá vối hoặc nụ vối.
- Nên uống lá mạn kinh tử với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng. Một ngày chỉ nên uống một ly hoặc 1 ấm.
- Không pha nước vối quá đặc bởi nước quá đặc sẽ làm tăng áp lực lên hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác mệt mỏi, choáng váng. Đặc biệt, bạn cần tránh tuyệt đối không nên uống nước vối khi đang đói.
- Cần tham khảo ý kiến chuyên gia, bác sĩ riêng khi sử dụng lá vối tươi để điều trị bệnh.
- Bên cạnh việc dùng lá mạn kinh tử trị bệnh, bạn cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Cần bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày.
Lá vối có giá bao nhiêu
Là cây trồng phổ biến nên lá vối có giá thành khá rẻ. Hiện nay, 1kg lá mạn kinh tử tươi có giá khoảng 30.000 đồng. Còn nụ vối loại ngon được bán với giá khoảng 150.000 nghìn/kg.
Mua lá vối ở đâu uy tín
Mạn kinh tử là giống cây được trồng phổ biến, rộng rãi tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm mua được các sản phẩm từ cây vối ở bất cứ nhà thuốc Đông y nào trên khắp đất nước. Đặc biệt, nếu không có thời gian mua trực tiếp, bạn có thể đặt mua lá vối trên các sàn thương mại điện tử, trang web online.
Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, bạn cần đặt mua mạn kinh tử tại những nhà thuốc, địa chỉ uy tín. Bởi trên thị trường hiện nay có không ít đơn vị cung cấp lá vối nhưng không phải địa chỉ nào cũng uy tín, chất lượng. Để tránh mua phải hàng kém chất lượng, bạn có thể tham khảo ý kiến đánh giá từ người mua hàng khác để có quyết định mua hàng phù hợp, chính xác.
Nụ vối và lá vối có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe về nhiều mặt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi dùng mạn kinh tử, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để hiểu tình trạng sức khỏe mình và sử dụng lá mạn kinh tử với liều lượng phù hợp.
Bài viết liên quan:
Trà xanh và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe