Lá sen có tác dụng gì, sử dụng như thế nào cho đúng

Theo Đông y, cây sen là một trong những vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Bên cạnh hạt sen có tác dụng an thần và là nguyên liệu của nhiều bài thuốc thì lá sen cũng được sử dụng rộng rãi. Có dược tính cao, lá sen được sử dụng dưỡng tâm, an thần nhiều bệnh khác. Bài viết sau đây sẽ cung cấp nhiều thông tin về loại lá tuyệt vời này.

Thông tin cơ bản về lá sen

Lá cây sen phân bố tại nhiều địa phương ở Việt Nam
Lá cây sen phân bố tại nhiều địa phương ở Việt Nam

Dưới đây là 1 số thông tin cơ bản bao gồm đặc điểm, thành phần, thu hái và cách bảo quản lá cây sen.

Đặc điểm thực vật

Lá sen là 1 bộ phận thuộc cây sen, nổi lên khỏi mặt nước. Bạn có thể nhìn thấy bằng mắt và nhận ra dễ dàng. Với phần cuống dài, phiến lá có hình khiên và có diện tích lớn. Lá sen có thể có đường kính từ 60-70cm hoặc lớn hơn tùy thuộc vào đặc điểm thổ nhưỡng ở vùng đó.

Phần mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn, phần dưới nhẵn có màu nhạt hơn. Những gân lá mọc tỏa và có hình tròn nan hoa tỏa ra mùi thơm dễ chịu.

Phân bố của cây sen

Sen được xem là biểu tượng, quốc hoa tại Việt Nam. Do đó bạn có thể bắt gặp sen tại bất cứ đâu trên đất nước. Chúng được trồng nhiều tại cùng vùng ao hồ. Đặc biệt là những tỉnh miền Tây Nam Bộ, những cánh đồng sen bạt ngàn luôn xuất hiện và trở thành thực vật được trồng nhiều tại đây.

Thu hái và sơ chế lá sen

Thời điểm thu hái lá sen chủ yếu diễn ra vào thời gian từ tháng 7 tới tháng 9. Tuy nhiên người ta có thể thu hái lá sen quanh năm để chế biến. Theo 1 số tài liệu của Đông y, lá sen nên thu hái để bảo toàn công dụng khi sen bắt đầu nở hoa.

Sau khi cắt lá sen đem về bạn cần sơ chế như sau:

  • Lau sạch lá và cắt bỏ phần cuống của lá.
  • Đem phơi nắng cho đến khi khô hẳn để bảo quản.

Một số cách bào chế lá cây sen thông dụng:

  • Lá sen sau khi phơi khô bạn có thể đun với nước để lá mềm ra. Sau đó thái lá cây sen thành những miếng mỏng dài để sấy khô để dễ bảo quản hơn.
  • Sao lá cây sen: Tương tự như cách làm trên, lá sen sau khi thái thành những miếng dài hãy sao khô. Sau khi sao xong để lá nguội và bảo quản trong những hộp kín hoặc túi được rút chân không.

Bảo quản lá sen

Bảo quản lá sen sau khi phơi khô tốt nhất hãy sử dụng những túi kín. Bỏ lá cây sen vào những túi kín, buộc chặt và để ở nơi khô thoáng.

Thành phần hóa học của lá cây sen

Lá cây sen có nhiều thành phần hóa học quan trọng
Lá cây sen có nhiều thành phần hóa học quan trọng

Theo phân tích, lá có chứa rất nhiều thành phần quan trọng:

  • Vitamin C.
  • Acid hữu cơ.
  • Tamin.
  • Nuxifcrin.
  • Roemerin.
  • Nonuxiferin.

Tác dụng dược lý của lá sen

Lá sen mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của con người. Có rất nhiều nghiên cứu y học đã nghiên cứu về công dụng của lá cây sen. Dưới đây là 1 số công dụng phổ biến nhất:

  • Phòng bệnh cao huyết áp.
  • Giảm cân.
  • Chữa háo khát.
  • Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ.
  • Điều trị xuất huyết.
  • Thanh lọc cơ thể.
  • Trị mụn, mụn nhọt.
  • Trị ho ra máu, nôn ra máu.
  • Ngăn ngừa tiểu đường.
  • Trị tiêu chảy.
  • Làm lành vết thương.
  • Loại bỏ mùi hôi nách và mồ hôi.
  • Tăng cường hệ thống miễn dịch.
  • Giảm nguy cơ mắc vấn đề về tim mạch.
  • Duy trì sức khỏe đường ruột.

Bài thuốc chữa bệnh từ lá cây sen

Lá cây sen mang lại nhiều công dụng tuyệt vời
Lá cây sen mang lại nhiều công dụng tuyệt vời

Một số bài thuốc sử dụng lá cây sen để chữa 1 số triệu chứng bệnh như sau.

Bài thuốc trị máu hôi không hết sau sinh

Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị 30g lá sen để thực hiện bài thuốc này.

Cách thực hiện:

  • Sao thơm lá sen tươi rồi tán nhỏ.
  • Đun sôi với nước ấm để uống trực tiếp cùng với 200ml. Đun lửa vừa đến khi còn 50ml thì tắt bếp. Mỗi ngày uống 1 lần để thấy hiệu quả nhé.

Bài thuốc trị chứng mất ngủ

Chuẩn bị: Để thực hiện bài thuốc này bạn hãy chuẩn bị 30g lá sen tươi loại bánh tẻ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá sen sau đó thái nhỏ và phơi khô 1 nắng.
  • Sử dụng lá sen đã được phơi và hãm cùng 200ml như hãm trà để uống thay nước mỗi ngày.

Ngoài bài thuốc sắc lá sen như lá trà, bạn cũng có thể kết hợp lá sen cùng 50g táo mèo:

  • Sử dụng 30g lá sen khô, 50g táo mèo và 30g giảo cổ lam.
  • Sử dụng ấm đất và cho tất cả các vị thuốc vào rồi đem sắc như sắc thuốc. Mỗi ngày 1 thang khi uống sẽ giúp bạn có 1 giấc ngủ ngon.

Bài thuốc chữa bệnh sốt xuất huyết

Chuẩn bị: 40g lá sen cùng 40 cỏ nhọ nồi, 20g hạt mã đề và 30g rau má.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị vào sắc lấy nước uống.
  • Uống ngày 1 thang và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Với những trường hợp bị sốt xuất huyết nặng hãy tăng liều lá sen lên 60g để mang lại kết quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa di tinh

Chuẩn bị: Lá sen đã được phơi khô

Cách thực hiện:

  • Nghiền nhỏ lá cây sen thành bột mịn.
  • Mỗi lần sử dụng 5g bột đã được nghiền pha với nước sôi để uống.
  • Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để đạt kết quả cao nhất.

Bài thuốc chữa tiêu chảy ra máu

Lá sen có tính mát vì vậy với những bạn bị tiêu chảy ra máu có thể sử dụng lá sen tươi và rau má để sắc lá uống.

Chuẩn bị: 40g lá sen và 12g rau má.

Cách thực hiện:

  • Đem sao vàng các vị thuốc trên sau đó cho vào ấm sắc lấy nước uống.
  • Sử dụng 400ml nước, đun lửa vừa tới khi còn 100ml uống ngày 2 lần.

Những lưu ý khi sử dụng lá cây sen

Sử dụng lá sen với liều lượng vừa phải
Sử dụng lá sen với liều lượng vừa phải

Khi sử dụng lá cây sen để điều trị 1 số bệnh hoặc an thần bạn cần chú ý 1 số lưu ý sau đây:

  • Phụ nữ có thai hay cho con bú không được sử dụng lá cây sen
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh hạn chế không sử dụng hay uống nước nấu từ lá cây sen.
  • Lá cây sen khi dùng lâu dài có thể làm giảm ham muốn tình dục ở nam và nữ làm ảnh hưởng tới chức năng sinh lý. Vì thế hãy sử dụng ở mức độ phù hợp.
  • Những người có thể hàn không nên sử dụng lâu dài vì có thể gây ra những triệu chứng như mệt mỏi, giảm trí nhớ…

Trên đây là những thông tin về lá cây sen. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn còn những thắc mắc liên quan đến bài viết.

Bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *