Hói đầu có chữa được không, Cách phòng ngừa hói đầu hiệu quả

Ngày nay, tình trạng hói đầu đang ngày càng trở lên phổ biến không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Hói đầu mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến người bị hói đầu cảm thấy mặc cảm, tự ti và có những cảm xúc tiêu cực. Bài viết dưới đây Phòng Khám Chân Nguyên sẽ giải đáp cho chúng ta chi tiết các thắc mắc liên quan đến bệnh hói đầu.

Hói đầu là bệnh gì

Hói đầu là một dạng rối loạn tự miễn dịch mà trong đó hệ miễn dịch sẽ tấn công các nang lông trên da đầu. Điều này khiến cho nang lông trên da đầu bị viêm dẫn đến yếu dần gây ra tình trạng tóc rụng nhiều.

Hình ảnh hói đầu
Hình ảnh hói đầu

Bệnh hói đầu là có biểu hiện rất dễ nhận thấy như: tóc mọc không cân đối, tóc rụng quá nhiều, không có tóc trên đầu, rụng lông mày và lông mũi. Trường hợp phổ biến gặp nhiều nhất vẫn là rụng tóc từng mảng, tóc sẽ rụng trong phạm vi những mảng nhỏ trên da đầu (khoảng ¼ đầu) gây ra tình trạng hói. Đối với một vài người, bệnh hói đầu có thể gây ra tình trạng tóc rụng hoàn toàn trên toàn bộ da đầu (alopecia totalis – rụng tóc toàn đầu), hoặc một vài trường hợp nặng hơn thì bệnh sẽ gây rụng lông toàn thân (alopecia universalis).

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra rụng tóc mà bệnh hói đầu có biểu hiện triệu chứng khác nhau trong khoảng thời gian nhanh hay chậm, vĩnh viễn hay tạm thời. Vào khoảng thời gian đầu mắc bệnh hói thì vẫn sẽ có tóc tơ mọc lên tại vùng bị rụng tuy nhiên sau một khoảng thời gian tóc sẽ dần dần không mọc nữa để lộ mảng da đầu trống trơn.

Đối với hầu hết người bị chứng hói đầu thì bệnh rụng tóc không gây nguy hiểm mà chỉ khiến mái tóc trở nên mất thẩm mỹ và gây trở ngại tâm lý cho người bị trong sinh hoạt hằng ngày. Đôi khi trong vài trường hợp, tình trạng bệnh sẽ khiến người bị trở nên cực đoan hơn.

Đây là nỗi ám ảnh của nhiều người khi mắc vấn đề này vì tuy không mang nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại khiến mặt thẩm mỹ đi xuống ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người hói đầu. Vì vậy, người bị hói đầu rất quan tâm đến nguyên nhân và cách để điều trị bệnh này.

Các triệu chứng hói đầu phổ biến

Bệnh hói đầu có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong độ tuổi sau 40. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa ở độ tuổi 30 thậm chí trẻ hơn do thói quen sinh hoạt và lối sống không lành mạnh. Ngoài ra tỷ lệ nam giới mắc bệnh sẽ nhiều hơn so với nữ giới. Bệnh hói đầu được chia ra làm nhiều triệu chứng khác nhau ở cả nam và nữ hoặc do bệnh lý về da đầu. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh hói đầu ở nam và nữ.

Dấu hiệu hói đầu ở nam giới

Biểu hiện hói đầu ở nam giới là lúc này nam giới sẽ bị rụng tóc ở vùng trán rồi cao dần lên đỉnh đầu, không thấy tóc mọc lại hoặc mọc lại rất ít, để lộ ra phần da đầu và đặc biệt là vùng đỉnh đầu. Lâu dần sẽ chỉ còn lại ít tóc ở phía sau gáy và hai bên mai, còn phần da trên đầu thì nhẵn bóng.

Các dạng hói đầu ở nam giới
Các dạng hói đầu ở nam giới

Hói ở trước trán

Hói ở trước trán rất dễ nhìn thấy. Biểu hiện là ban đầu tóc sẽ rụng ở phía trước trán, tóc con có mọc ra nhưng giảm dần và nhanh chóng bị gãy, rụng. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy một đường chân tóc bị thụt lùi lại và xuất hiện những vùng hói lớn đầu tiên. Tóc sẽ ngày càng mỏng, dần dần lan ra cả vùng bên trên đầu thành một mảng hói lớn.

Hói ở đỉnh đầu

Đây là loại biểu hiện phổ biến nhất ở nam giới và thường gặp ở những người trung niên, đã có tuổi. Tóc phía trên đỉnh đầu (thường là ở đường xoáy ốc) sẽ bị rụng nhiều dẫn đến hói một mảng nhỏ ở vùng này. Sau đó vùng hói này lan rộng ra về các phía toàn bộ cả đầu. Sau cùng, tóc chỉ còn lại ở phần sau gáy và hai bên mang tai, da đầu nhẵn bóng.

Hói từng mảng

Ở nhiều trường hợp tóc rụng thành từng đốm tròn nhỏ bằng đồng xu hoặc thành từng mảng nhiều hình dạng trên da đầu. Thời kỳ đầu, tóc con có mọc lại nhưng với số lượng rất ít, sợi mảnh và rụng rất nhanh. Bề mặt mặt da sẽ nhẵn thin và hơi teo, sau đó nếu bệnh không được xử lý kịp thời rất dễ dẫn tới tình trạng hói toàn bộ đầu.

Dấu hiệu hói ở nữ giới

Khác với nam giới, rụng tóc hói đầu ở nữ thường ít biểu hiện ở đỉnh đầu mà hay xuất hiện ở trán.

Các dạng hói đầu ở nữ giới
Các dạng hói đầu ở nữ giới

Hói ở đường rẽ ngôi

Dạng hói này thường gặp nhiều ở chị em phụ nữ. Tóc thưa dần ở đường ngôi rẽ chính giữa, tóc mất dần, số lượng tóc con mọc lại ít và thường mọc ở xung quanh vùng này. Tóc ở cách hai chân tóc mọc cách xa nhau, mật độ tóc cũng mỗi ngày một thưa và có xu hướng lan rộng ở phía trên.

Hói ở hai bên trán

Đây là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ sau sinh. Tóc mỏng dần ở hai bên trán, lượng tóc con mọc ra lại ít và rất dễ bị gãy rụng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến bị hói ở hai bên trán.

Hói ở phía trước trán

Một số phụ nữ có thể gặp phải trường hợp hói ở phía trước trên, gần trán do buộc tóc nhiều. Lượng tóc ở khu vực này sẽ giảm dần và ít tóc con mọc lại. Tình trạng này nếu để kéo dài lâu dẫn đến hói một mảng nhỏ như đồng xu và có khả năng lan rộng ra xung quanh. Kiểu này dễ nhận thấy ở những chị em có tóc mái.

Hói đầu có chữa được không

Hiện nay, đã có nhiều phương pháp trị hói đầu hiệu quả cho cả nam và nữ. Bạn hoàn toàn có thể điều trị được chứng rụng tóc hoặc ít nhất là làm chậm tiến trình này. Với một số bệnh lý, chẳng hạn như là rụng tóc từng vùng, tóc sẽ có thể mọc lại mà không cần điều trị gì trong vòng một năm.

Các phương pháp điều trị hói đầu phổ biến hiện nay bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật để kích thích mọc tóc và làm chậm rụng tóc, sử dụng liệu pháp laser và biện pháp dân gian.

Sử dụng thuốc

Nếu rụng tóc do một căn bệnh tiềm ẩn nào đó gây ra thì việc đi khám chẩn đoán và chữa trị bệnh lý đó là điều cần thiết. Quá trình điều trị bệnh có thể bao gồm các loại thuốc để giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch của bệnh nhân, chẳng hạn như thuốc prednisone. Nếu một loại thuốc nào đó có khả năng gây ra rụng tóc, bác sĩ sẽ khuyên bạn ngừng sử dụng thuốc trị hói trong vòng ít nhất ba tháng.

Các thuốc điều trị hói đầu (nguyên nhân do di truyền) bao gồm:

Thuốc trị rụng tóc hói đầu Minoxidil
Thuốc trị rụng tóc hói đầu Minoxidil
  • Minoxidil (hay biệt dược Rogaine): Đây là một loại thuốc không kê đơn được phê duyệt sử dụng điều trị rụng tóc ở cả nam và nữ. Thuốc ở dưới dạng chất lỏng hoặc bọt, dùng bôi lên da đầu hàng ngày. Lúc đầu, thuốc có thể khiến bạn rụng một ít tóc và tóc mới có thể ngắn và mỏng hơn tóc cũ. Tuy nhiên, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng ít nhất 6 tháng điều trị để ngăn ngừa rụng tóc và để tóc bắt đầu mọc lại. Bệnh nhân cần phải tiếp tục dùng thuốc Minoxidil để duy trì lợi ích chữa rụng tóc hiệu quả;
  • Finasteride (biệt dược Propecia): Đây là một loại thuốc cần được bác sĩ kê đơn, được phê duyệt dành cho trường hợp bị rụng tóc ở nam. Dạng dùng của thuốc này là dạng viên. Finasteride có tác dụng làm chậm hơn quá trình rụng tóc với phần lớn nam giới, thậm chí với vài người còn nhận thấy sự kích thích mọc tóc mới. Thuốc này có thể không mang lại hiệu quả rõ rệt cho nam giới ở tuổi trên 60. Bệnh nhân cần sử dụng thuốc Finasteride liên tục để duy trì lợi ích ngăn rụng tóc;
  • Các loại thuốc khác tùy trường hợp sử dụng: Đối với nam giới bị rụng tóc hói đầu thì thuốc uống dutasteride là một lựa chọn phù hợp. Đối với phụ nữ bị rụng tóc, điều trị với thuốc tránh thai và spironolactone là có thể ngăn ngừa rụng tóc.

Phẫu thuật cấy tóc

Trong trường hợp bệnh nhân bị rụng tóc vĩnh viễn và thường chỉ có một phần đỉnh đầu bị ảnh hưởng thì kỹ thuật cấy tóc hoặc phẫu thuật phục hồi có thể tận dụng tối đa phần tóc còn lại của bệnh nhân.

Trong quá trình cấy tóc, bác sĩ về da liễu hoặc bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ tiến hàng lấy ra những mảng da đầu nhỏ (mỗi mảng sẽ chứa từ một đến vài sợi tóc) ở phía sau đầu hoặc vùng quanh đầu bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ thực hiện cấy nang tóc này vào phần hói ở đỉnh đầu. Một số bác sĩ khuyên dùng thuốc Minoxidil sau khi cấy ghép để giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc. Đôi khi người bệnh phải tiến hành phẫu thuật nhiều lần để đạt được kết quả như mong muốn.

Mặc dù đã được cấy tóc như trên nhưng hiện tượng rụng tóc do yếu tố di truyền vẫn sẽ xảy ra ở những phần tóc còn lại. Sử dụng các kỹ thuật trên để điều trị hói đầu cũng thường khá tốn kém và gây đau đớn. Rủi ro xảy ra bao gồm chảy máu và  sẽ để lại sẹo.

Liệu pháp laser kích thích mọc tóc

Liệu pháp laser kích thích mọc tóc
Liệu pháp laser kích thích mọc tóc

Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt liệu pháp sử dụng laser dùng để chữa rụng tóc do di truyền ở nam và nữ.

Liệu pháp laser dựa trên nguyên lý dùng tia laser ở mức độ thấp kích thích sự tái xâm nhập của anagen vào trong cấu trúc nang tóc. Từ đó giúp tăng sinh tỷ lệ phát triển của anagen trong nang tóc. Đồng thời laser sẽ ngăn ngừa sự phát triển sớm của catagen. Một vài nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng, phương pháp này giúp cải thiện mật độ tóc rõ rệt. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi và cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tác dụng về lâu dài.

Sử dụng các biện pháp dân gian

Sử dụng các biện pháp dân gian sẽ không có hiệu quả tức thì như 3 phương pháp trên và cũng cần sự kiên trì của người sử dụng. Tuy nhiên sẽ không quá khó để áp dụng các biện pháp này và giúp người bệnh an toàn, tiết kiệm chi phí hơn.

Một số phương pháp dân gian khắc phục tình trạng hói đầu hiệu quả
Một số phương pháp dân gian khắc phục tình trạng hói đầu hiệu quả

Massage da đầu thường xuyên

Việc bạn thực hiện massage da đầu mỗi ngày là điều cần thiết giúp cho một nang tóc luôn chắc khỏe, được bơm đầy đủ dưỡng chất do hoạt động massage giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não và máu lưu thông tốt ở khu vực dưới da đầu. Mỗi ngày bạn thực hiện đều đặn việc massage trên da đầu 2-3 lần mỗi lần khoảng 10 phút là bạn sẽ thấy hiệu quả sau vài tháng kiên trì. Bên cạnh đó nếu bạn muốn kích thích nhanh quá trình mọc tóc trở lại thì bạn nên thêm 1 số loại tinh dầu có tác dụng cho tóc như dầu dừa, dầu Oliu lên da đầu rồi massage nhẹ nhàng như thường. Bạn nên làm nóng tinh dầu trước khi massage sẽ giúp nang tóc hấp thu dưỡng chất một cách tối đa.

Trị hói đầu bằng củ hành tây

Nước cốt của hành tây có khả năng làm giảm chứng rụng tóc rất hiệu quả. Nếu bạn kiên trì thực hiện trong ít nhất 6 tuần bạn sẽ thấy sự khác biệt trước và sau khi áp dụng phương pháp này. Có 2 cách bạn có thể áp dụng để sử dụng liệu pháp này:

Cách 1: Bạn gội đầu sạch sẽ sau đó đem cắt miếng hành tây rồi sát trực tiếp lên vùng da đầu đã bị rụng tóc nhiều hay rụng tóc thành từng mảng rồi massage nhẹ nhàng da đầu cho dưỡng chất thẩm thấu sâu vào chân tóc. Sau đó 30 phút thì bạn gội sạch tóc với dầu gội đầu, trong lúc gội cũng massage thật nhẹ nhàng da đầu. Phương pháp này nên được thực hiện 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả cao.

Cách 2: Bạn cũng có thể xay nhuyễn 1/2 củ hành tây ra rồi đắp ủ trực tiếp lên vùng da đầu bị hói hay bị rụng tóc thành từng mảng. Giữ nguyên khoảng 3 giờ rồi gội đầu lại thật sạch. Nếu bạn có thời gian thì tốt nhất bạn nên thực hiện mỗi ngày 1 lần với phương pháp này để có hiệu quả sử dụng nhanh nhất.

Trị hói đầu bằng trà mật ong và trà xanh

Uống trà mật ong: Mật ong được xem là một loại thần dược tốt cho mái tóc, giúp ngăn ngừa rụng tóc và kích thích nhanh mọc tóc. Mỗi sáng sớm, bạn có thể uống một ly trà mật ong nóng giúp cải thiện mái tóc rất hiệu quả đồng thời còn thêm công dụng giúp cho hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh.

Ủ tóc với trà xanh: Bạn dùng một nắm lá trà xanh đem đi rửa sạch rồi đun sôi cùng với 2 lít nước đợi nước nguội là có thể sử dụng được. Sau khi gội đầu sạch như bình thường,  bạn dùng nước lá trà xanh xả lên tóc thay cho dầu xả. Sau đó kết hợp massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào chân tóc. Ủ tóc sau thời gian 1 giờ rồi xả sạch tóc với nước mát ( không sử dụng nước nóng). Kiên trì thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 lần trong thời gian dài bạn sẽ thấy hiệu quả đẩy lùi hiện tượng hói đầu nhanh chóng.

Cách phòng ngừa hói đầu khi còn trẻ

Bệnh hói đầu tuy có thể điều trị nhưng cũng khá phức tạp và tốn kém. Thế nhưng khi còn trẻ bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các thói quen sống lành mạnh.

Không nên gội đầu quá thường xuyên hay quá ít

Gội đầu đúng cách giúp phòng ngừa hói đầu khi còn trẻ
Gội đầu đúng cách giúp phòng ngừa hói đầu khi còn trẻ

Gội đầu là một trong những biện pháp vệ sinh tóc phổ biến nhưng ít ai biết rằng việc gội đầu quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hư hại cho tóc, tăng nguy cơ rụng tóc, hói đầu.

Nếu bạn gội đầu quá nhiều, các dưỡng chất nuôi tóc sẽ bị trôi mất, hiệu quả của việc gội đầu sẽ không còn, dẫn đến tóc yếu, dễ gãy và rụng thường xuyên. Còn ngược lại, việc lười gội đầu sẽ gây ra tình trạng tóc quá bẩn nặng chân tóc khiến tóc dễ gãy rụng, thậm chí vi khuẩn có khả năng sinh sôi dẫn đến việc có thể mắc một số bệnh về tóc như: nấm da đầu, viêm chân tóc… Và tất nhiên, những bệnh này đều gây rụng tóc, hói đầu một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, sử dụng dầu gội đầu không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến tóc dễ hư tổn, gãy rụng nhiều. Nếu bạn không biết tóc mình thuộc loại gì thì bạn nên đến nhờ các chuyên gia tư vấn để lựa chọn loại dầu gội đầu phù hợp.

Loại bỏ những thói quen không có lợi cho tóc

Những thói quen nhỏ nhặt mà bạn không để ý hàng ngày có thể chính là “thủ phạm” âm thầm gây ra bệnh hói đầu. Một số thói quen xấu không có lợi cho tóc mà chúng ta cần phải lưu ý là không buộc tóc quá chặt đối với chị em, dùng móng tay gãi đầu quá mạnh khi gội, tật giật tóc, để tóc chưa khô đi ngủ, sấy tóc ở nhiệt độ cao thường xuyên, lạm dụng quá nhiều sản phẩm dưỡng tóc, sử dụng hóa chất nhuộm tóc và tẩy màu tóc nhiều lần trong năm…

Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý một số thói quen khác như: hút thuốc lá, đi đường trời nắng không có biện pháp bảo vệ tóc, sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây ra rụng tóc…

Mặt khác, để có một mái tóc chắc khỏe, dày dặn, bạn không chỉ bỏ các thói quen xấu trên mà còn nên hình thành một số thói quen chăm sóc tóc như: đắp mặt nạ tóc thường xuyên, mát xa da đầu, hấp tóc định kỳ…

Khám “bệnh” cho tóc nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Mái tóc là một phần bộ phận cơ thể con người nên nó cần được khám “bệnh” cẩn thận bởi các chuyên gia. Ngày nay, tóc có thể gặp nhiều bệnh như nấm da đầu, vảy sừng, viêm chân tóc… Những bệnh này là thủ phạm gây ra hiện tượng rụng tóc bất thường, dẫn đến bệnh hói đầu. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh hói đầu rất khó điều trị tận gốc, hoặc điều trị có thể để lại sẹo trên đầu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ; thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bổ sung cho tóc các chất dinh dưỡng cần thiết

Một trong những biện pháp giúp phòng chống bệnh hói đầu an toàn và hiệu quả cao là bổ sung các chất cần thiết cho tóc. Nếu bạn có một chế độ dinh dưỡng cân bằng thì sẽ không chỉ đảm bảo sức khỏe cho cơ thể mà mái tóc của bạn cũng trở lên chắc khỏe, không lo bị gãy rụng và hói đầu.

Hơn 95% dưỡng chất nuôi tóc đến từ máu, đặc biệt là sự góp mặt của các vitamin: vitamin H và vitamin B5. Đây là hai thành phần không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc. Do đó, bí quyết tuyệt vời nhất giúp phòng ngừa rụng tóc trị hói đầu là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua thực đơn ăn uống. Bạn hãy ghi nhớ tới các nhóm thức ăn sau:

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin H tốt cho người bị rụng tóc hói đầu
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin H tốt cho người bị rụng tóc hói đầu
  • Các loại rau tươi như: cải xanh, bí đao, súp lơ xanh, cà rốt, bạc hà xanh,… là nguồn dưỡng chất lý tưởng để cho mái tóc luôn được khỏe mạnh. Hàm lượng dinh dưỡng từ các loại thực phẩm này sẽ giúp phục hồi các tổn thương và nuôi dưỡng các nang tóc.
  • Các loại hoa quả mọng: nếu đang là nạn nhân của tình trạng rụng tóc thì các loại quả họ dâu, cam quýt, dưa,..là thực phẩm quan trọng giúp bạn lấy lại mái tóc như xưa. Hãy chọn những quả đã chín đều sau đó bạn nhúng quả vào trong nước ấm khoảng 3 phút rồi sử dụng chúng cho bữa sáng hàng ngày.
  • Các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi, sữa chua, phô mai,… là nguồn dưỡng chất tuyệt vời để tóc luôn khỏe mạnh. Thành phần trong sữa có chứa rất nhiều: sắt, kẽm, vitamin H và các protein cần thiết cho mái tóc giúp tóc có đủ sức chống chọi với những tác động xấu từ môi trường bên ngoài.

Và bạn cũng đừng quên bổ sung các vitamin cho mái tóc bằng cách tăng cường ăn các thực phẩm như gan, thận, sữa, lòng đỏ trứng, men bia hoặc bổ sung dưỡng chất thông qua các viên nang uống dưỡng tóc.

Ngủ đủ giấc và giữ tinh thần thoải mái

Đây là một phương pháp hiệu quả để cơ thể không rơi vào trạng thái căng thẳng, stress kéo dài – một trong những thủ phạm góp phần cho tóc rụng dẫn đến tình trạng hói nhanh hơn. Hãy tạo cho mình những thói quen lành mạnh khác như: đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch,… để tinh thần luôn được thư thái, thoải mái từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa tóc ngăn hói đầu hiệu quả.

Trên đây Phòng Khám Đông Y Chân Nguyên đã giải đáp các thắc mắc về bệnh hói đầu ở nam và nữ. Hy vọng qua những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn các dạng hói đầu và cũng như lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
Gội đầu bằng vỏ bưởi là cách hiệu quả để khắc phục tình trạng rụng tóc, tóc gãy rụng
Tác dụng của bồ kết đối với tóc
Viên uống điều trị rụng tóc Maxxhair
Có nhiều nguyên nhân khiến tóc gãy rụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *