Hà thủ ô đỏ được biết đến là một trong những vị thuốc quý có nhiều tác dụng đối với việc bổ can thận, nhuận tràng… Ngoài ra hà thủ ô còn được sử dụng để làm những bài thuốc trị tóc bạc, sức khỏe suy nhược… Bài viết sau đây Phòng Khám Chân Nguyên sẽ giới thiệu đến bạn những công dụng và các bài thuộc được làm từ hà thủ ô đỏ. Hãy cùng theo dõi nhé.
Thông tin cơ bản về hà thủ ô đỏ
Dưới đây là 1 số thông tin cơ bản về đặc điểm, phân bố, thành phần, dược tính của hà thủ ô.
Đặc điểm của cây hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ là một loại cây thuộc thân thảo có dạng leo, thân cây có màu xanh tía và sống lâu năm. Phần thân và rễ của cây sẽ được phát triển thành củ dùng để làm thuốc là bộ phận được sử dụng chủ yếu. Lá cây mọc so le và có cuống dài có kích thước từ 2-5cm nhẵn 2 mặt, có màu nâu nhạt.
Hoa của hà thủ ô thường mọc thành chùm ở nách lá hoặc ngọn của cây. Chúng có màu trắng, hoa nhỏ và có kích thước chỉ khoảng 3mm. Quả hoa thủ ô được đựng trong bao hoa có màu đen và nhẵn bóng.
Đặc điểm phân bố của hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ có nguồn gốc từ những quốc gia tại châu Á. Chúng thường mọc ở những vùng núi cao tại các tỉnh tại Trung Quốc như: Giang Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam… Tại Việt Nam, hà thủ ô thường xuất hiện tại những tỉnh như: Sơn La, Lào Cai… Đặc biệt là những vùng rừng sâu.
Bộ phận dùng dùng làm thuốc của hà thủ ô đỏ
Bộ phận của cây hà thủ ô được sử dụng chủ yếu và rễ của cây. Chúng được dùng để làm thuốc và là nguyên liệu quan trọng của nhiều bài thuốc chữa bệnh. Ngoài ra thân và lá của hà thủ ô cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn, người ta thường gọi là dạ giao đằng.
Thu hái và sơ chế hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ được thu hái vào mùa thu, người ta tiến hành thu hái khi lá cây đã ngả sang màu vàng. Khi thu hái người ta sẽ dùng xẻng để đào lấy rễ củ. Sau đó đem phơi khô và bảo quản.
Dược liệu hà thủ ô được chế biến theo 1 số cách dưới đây, bạn có thể tham khảo:
- Cách 1: Sau khi thu hoạch về bạn đêm hà thủ ô ngâm với nước vo gạo trong vòng 24h để loại sạch bùn đất. Sau đó rửa lại với nước sạch và thêm đậu đen cùng với nước nấu lên. Khi nấu đến khi cạn nước lấy củ hà thủ ô và bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
- Cách 2: Đỗ đen giã nát và ngâm cùng với hà thủ ô đã được thái từng thành miếng ngâm chung với nhau 1 đêm. Sáng sớm lấy ra phơi khô và tiếp tục như thế phơi ngâm trong 9 lần theo phương pháp cửu chưng cửu sái.
Thành phần hóa học của hà thủ ô đỏ
Trong hà thủ ô đỏ có rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chúng ta bao gồm:
- Rhein,
- Emodin,
- 1.7% anthrax glycoside,
- Anthraquinon,
- Tannin,
- Chrysophanol,
- Tinh bột,
- Chất vô cơ,…
Bảo quản hà thủ ô
Hà thủ ô để bảo quản cách tốt nhất bạn nên phơi khô và để chúng ở nơi thoáng gió. Ngoài ra bạn nên nhớ không nên để hà thủ ô ở những nơi có ánh nắng trực tiếp hắt vào.
Tác dụng của hà thủ ô
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành để nghiên cứu về tác dụng của hà thủ ô đỏ đối với sức khỏe của con người. Dưới đây là 1 số tác dụng đã được y học hiện đại công nhận:
Tác dụng kháng khuẩn
Công dụng đầu tiên hà thủ ô đỏ mang lại chính là tác dụng kháng khuẩn. Trong hà thủ ô có chứa các chất chống oxy hóa cao. Nghiên cứu cho thấy những hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm, ức chế các loại virus cảm cúm…
Tác dụng hạ áp
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng hà thủ ô để dùng làm nguyên liệu điều trị những chứng bệnh về hệ tim mạch và máu. Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra rằng hà thủ ô mang lại tác dụng hiệu quả đối với việc hạ huyết áp, giảm đường huyết và nhiều chứng bệnh khác đối với hệ thống tim mạch.
Hà thủ ô đỏ còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể đóng góp hiệu quả đối với tình trạng xơ cứng động mạch. Lý do là vì trong dược liệu có chứa lượng Lecithin giúp giảm xơ cứng mạch máu.
Nhuận tràng và kích thích tiêu hóa
Trong hà thủ ô có hoạt oxy methyl anthraquinone khi đi vào cơ thể có thể cải thiện tình trạng táo bón và ăn uống khó tiêu. Vì vậy với những món ăn được chế biến từ hà thủ ô hệ tiêu hóa của bạn sẽ được kích thích hoạt động tốt hơn.
Thải độc và bảo vệ gan
Hà thủ ô được biết đến là một trong những loại thảo dược có tác dụng thải độc và bảo vệ cơ thể rất hiệu quả. Những hoạt chất sinh học có lợi trong hà thủ ô còn giúp chống lại quá trình thoái hóa tế bào gan và giải nhiệt nhanh chóng.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Như đã giới thiệu trong hà thủ ô có chứa hàm lượng Flavonoid rất cao. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với việc ngăn chặn quá trình lão hóa và điều hòa lượng đường trong máu. Như vậy hà thủ ô đỏ có tác dụng ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Được biết hà thủ ô có thành phần emodin có khả năng sự phân chia của các tế bào ung thư. Tuy chưa có một nghiên cứu chính xác nào về khả năng này nhưng hà thủ ô đỏ đang được nghiên cứu và áp dụng để hỗ trợ điều trị đối với những bệnh nhân ung thư.
Cách sử dụng hà thủ ô đỏ hiệu quả
Hà thủ ô có rất nhiều cách sử dụng khác nhau, bạn có thể sử dụng để nấu những món ăn tẩm bổ cho cơ thể, ngâm rượu hoặc dùng để nấu 1 số bài thuốc chữa bệnh. Dưới đây là 1 số cách sử dụng hà thủ ô hiệu quả nhất.
Các món ăn từ hà thủ ô
Cháo kê hà thủ ô
Cháo kê hà thủ ô dùng để trị chứng sa dạ dày và trực tràng. Để thực hiện món ăn này bạn cần chuẩn bị 30g hà thủ ô và 50g kê. Sau đó đem đi nấu cháo, khi cháo chín thêm 1 quả trứng gà và đường khuấy đều.
Cháo đậu đen hà thủ ô
Món ăn này thích hợp với những người bị bạc tóc, táo bón và những triệu chứng khác như đau ngực, thiểu năng mạch vành. Bạn cần chuẩn bị 100g đậu đen và 60g hà thủ ô.
Đem nấu nhừ hỗn hợp trên với nước, khi chín nhừ thì bỏ hà thủ ô ra. Tiếp tục thêm gia vị để ngấm đều sau đó mỗi ngày ăn từ 2-3 lần để đạt được kết quả.
Gà hầm hà thủ ô
Món gà hầm hà thủ ô có tác dụng trị suy nhược đặc biệt là những triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt và bạc tóc. Bạn cần chuẩn bị 1 con gà cùng với 30g hà thủ ô.
Rửa sạch hà thủ ô đỏ và rửa sạch gà, sau đó cho hà thủ ô vào bụng gà mai và hấp cách thủy. Sau khi gà chín thì bỏ bã thuốc và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Các bài thuốc từ hà thủ ô đỏ
Bài thuốc chữa huyết hư máu nóng
Những bạn đang bị tình trạng như lưng mỏi, đau gối hoặc bị hoa mắt chóng mặt có thể thực hiện bài thuốc này.
- Chuẩn bị: Huyền sâm, sinh địa hà thủ ô mỗi thứ 20g.
- Cách thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 tháng dùng trong 1 thời gian đến khi khí huyết trong người được ổn định.
Bài thuốc giúp mạnh gân cốt
Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng với hàm lượng như nhau. Sau đó đem ngâm chúng trong nước vo gạo 3 đêm liên tiếp. Tiếp tục thái nhỏ và sao khô hà thủ ô và tán thành những viên nhỏ. Mỗi ngày bạn có thể dùng 50 viên hà thủ ô để uống với rượu. Bài thuốc này sẽ giúp bạn có gân cốt khỏe mạnh, khí huyết ổn định.
Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu
- Chuẩn bị: Lá huyết dụ cùng với hà thủ ô đỏ với hàm lượng bằng nhau.
- Cách thực hiện: Đem sắc hỗn hợp trên cùng với 1 ít mật để dễ uống hơn. Khi uống bạn nên uống vào lúc ấm để tăng hiệu quả của bài thuốc.
Bài thuốc điều kinh nguyệt
Để thực hiện bài thuốc điều kinh bổ huyết dành riêng cho nữ giới bạn cần chuẩn bị đậu đen và hà thủ ô. Cụ thể:
- Đem 2 nguyên liệu bao gồm đỗ đen và hà thủ ô giã nát và đổ ngập nước và nấu đến khi nguyên liệu mềm nhừ. Sau đó lọc lấy nước và bỏ bã đi.
- Thêm 1 ít mật ong vào để nấu thành cao dạng đặc sệt để bảo quản dùng dần.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 1 thìa canh và 2-3 lần 1 ngày thường xuyên để thấy được hiệu quả.
Dùng hà thủ ô ngâm rượu
Bạn có thể sử dụng hà thủ ô để ngâm rượu từ hà thủ ô và 1 số nguyên liệu khác để bổ can thận và lưu thông khí huyết hiệu quả.
- Chuẩn bị: Thổ phục linh, hà thủ ô đỏ, quế chi, đỗ trọng, mộc qua…mỗi thứ 20g.
- Cách thực hiện: Những nguyên liệu trên sau khi được chuẩn bị thì bỏ vào 1 bình to cùng với 2 lít rượu trắng. Sau 1 thời gian thì bạn hãy sử dụng 1 ly nhỏ mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô
Hà thủ ô có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Tuy nhiên khi sử dụng bạn cũng cần lưu ý 1 số vấn đề dưới đây:
- Khi sử dụng hà thủ ô bạn nên kết hợp cùng với đậu đen để loại bỏ tính nóng và chát của hà thủ ô.
- Trong khoảng thời gian dùng những món ăn hay bài thuốc từ hà thủ ô thì bạn nên tránh dùng các thực phẩm như: củ cải, tỏi, hành, tiết canh…
- Hà thủ ô rất kỵ sắt nên bạn cần bảo quản và chế biến dược liệu bằng những bình bằng thủy tinh, nhựa hoặc sành sứ.
- Những người có huyết áp cao nên thận trọng khi sử dụng hà thủ ô
- Mỗi ngày bạn nên sử dụng dưới 30g hà thủ ô. Nếu sử dụng quá liều có thể gây ra những biến chứng như buồn nôn, sốt và đau bụng.
- Những người đại tiện phân lỏng không nên dùng hà thủ ô đỏ.
Như vậy với những thông tin chúng tôi chia sẻ hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về hà thủ ô. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé.
Bài viết liên quan: