Đại táo hay táo tàu không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn được dùng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Theo y học cổ truyền, táo tàu có vị ngọt, bổ tỳ vị, nhuận phế, giúp điều hòa khí huyết… Vậy liều dùng, cách dùng táo tàu như thế nào? Sử dụng táo tàu cần lưu ý gì? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích và giải đáp những thắc mắc trên.
Thông tin chung
Những thông tin tổng quát, cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về đại táo. Cụ thể.
- Tên gọi: Đại táo hay còn được gọi là táo tàu, can táo, lương táo, quế táo, dương giác, cẩu nha, thiên chưng táo, phác lạc tô,….
- Phân nhóm: Táo tàu thuộc họ Rhamnaceae, có tên khoa học là Zizyphus sativa Mill.
- Đặc điểm dược liệu: Táo tàu là cây ăn quả, chiều cao trong khoảng 10m. Cây có cuống lá ngắn, phiến lá thuôn dài, rìa có hình răng cưa, lá mọc so le. Đại táo ra hoa từ tháng 4- tháng 5, hoa nhỏ, mọc thành chùm, mỗi chùm có khoảng 7 – 8 bông, màu xanh nhạt hoặc vàng. Cây kết trái vào cuối hè, đầu thu, khoảng tháng 7 – tháng 9. Quả có hình cầu, khi chín có màu đỏ sẫm.
- Phân bố: Đại táo chủ yếu sinh trưởng và phát triển tại các khu vực ở Trung Quốc như tỉnh Phúc Kiến, Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên, Hà Bắc,…. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu sử dụng, chúng ta vẫn phải thường xuyên nhập táo tàu từ Trung Quốc.
- Bộ phận dùng, chế biến: Bộ phận của đại táo được dùng để làm thuốc là quả. Quả được chọn là những quả to, tròn, hạt nhỏ, có màu đỏ tươi và ngọt.
- Bảo quản: Muốn đại táo để được lâu, cần bảo quản chúng ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm mốc và ánh nắng trực tiếp.
Táo tàu chủ yếu được chế biến thành hồng táo và hắc táo. Trong đó:
- Hồng táo: Táo chín được đem phơi khô hoặc sấy khô có màu đỏ nên được gọi là hồng táo.
- Hắc táo: Táo chín vàng sau khi thu hái được đem sấy khô cùng với thân lá cây địa hoàng, đường rồi đem phơi đến khi khô. Hắc táo thành phẩm thường có vị ngọt hơn so với hồng táo.
Tác dụng dược lý
Theo Đông y, đại táo có chứa nhiều dưỡng chất, giúp bồi bổ, cải thiện sức khỏe. Cụ thể táo tàu có những công dụng như ích khí, bổ tỳ, điều hòa doanh vị, nhuận phế,…. Đặc biệt, táo tàu còn được dùng để hỗ trợ chủ trị các bệnh lý như:
- Mất ngủ.
- Suy nhược cơ thể, ăn ít, đại tiện lỏng.
- Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi kéo dài, thiếu máu.
Liều dùng và cách dùng
Một ngày nên dùng lượng táo tàu bao nhiêu là đủ? Dùng như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn? Dưới đây là cách dùng và liều dùng bạn cần chú ý.
- Liều dùng: 3-10 quả/ ngày.
- Cách dùng: Ăn trực tiếp hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Công dụng của đại táo
Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, đại táo còn mang lại nhiều công dụng với sức khỏe. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của táo tàu trong phần dưới đây nhé.
Trị thương hàn, lở loét không lành
Táo tàu được biết đến với khả năng chữa lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, đại táo còn đặc biệt hữu ích với các vết thương hở, lở loét hay tình trạng khô, nứt môi.
Để trị thương hàn và lở loét trong miệng, bạn có thể ngậm khoảng 5-7 quả táo tàu mỗi ngày để giúp vết thương mau lành hơn. Với các vết thương, lở loét ngoài da, bạn có thể nấu nước đại táo rửa vết thương để giúp chỗ bị thương lành da nhanh hơn.
Giúp an thần, chữa mất ngủ
Bạn thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ? Bạn bị suy nhược cơ thể trong thời gian dài? Nếu gặp phải những tình trạng trên, bạn có thể dùng táo tàu sắc lấy nước uống trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để cải thiện tình hình. Uống nước đại táo thường xuyên sẽ làm giảm tình trạng mệt mỏi, lo lâu, giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh chóng.
Đặc biệt, táo tàu kết hợp với các vị thuốc như đương quy, xuyên khung, long nhãn, đỗ trọng, ngưu tất sẽ giúp an thần, chữa chứng mất ngủ hiệu quả hơn. Đem các nguyên liệu trên ngâm rượu, mỗi buổi tối uống 1 ly nhỏ sẽ giúp đẩy lùi chứng mất ngủ trong thời gian ngắn.
Chữa táo bón
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng táo tàu có khả năng nhuận tràng vô cùng tốt, giúp chữa táo bón hiệu quả. Theo đó, ăn đại táo thường xuyên sẽ giúp việc đại tiện được dễ dàng hơn.
Bên cạnh việc ăn trực tiếp, người bệnh có thể kết hợp với uống thuốc sắc từ táo đỏ để làm tăng hiệu quả chữa táo bón. Đặc biệt, phương pháp chữa táo bón bằng đại táo này phù hợp với mọi đối tượng, kể cả trẻ em.
Chữa khô miệng, nóng rát cổ họng
Người ốm sốt mới khỏi thường gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, cơ thể suy nhược, khô cổ… Để chữa trị tình trạng trên, bạn có thể ngậm đại táo cùng với ô mai.
Tuy nhiên, để thấy được tác dụng rõ rệt, bạn cần kiên trì áp dụng phương pháp này trong vài ngày liên tục. Theo đó, đại táo cùng ô mai sẽ giúp nhuận họng, làm giảm cảm giác nóng rát, khó chịu ở họng.
Trị chứng kén ăn, khí huyết hư tổn
Người mắc chứng chán ăn, mệt mỏi kéo dài, tỳ hư khí nhược có thể hầm đại táo ăn để cải thiện tình hình. Táo đỏ ninh nhừ cung cấp các chất dinh dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe thể xác và tinh thần.
Đặc biệt, ăn táo đỏ thường xuyên còn kích thích cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh tăng cân, tăng cường sức khỏe. Để trị kén ăn, bạn có thể đem đại táo đem sắc với gừng, cam thảo để tăng tính hiệu nghiệm của bài thuốc.
Ai nên sử dụng đại táo?
Đại táo mang lại công dụng điều trị tốt nhất với những đối tượng nào? Nếu nằm trong danh sách những đối tượng sau, bạn nên sử dụng táo đỏ thường xuyên để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình nhé.
- Người thường xuyên sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích như rượu bia.
- Người bị táo bón, tiêu chảy, thường xuyên bị đầy bụng.
- Người gặp phải tình trạng xuất huyết dưới da, giảm tiểu cầu.
- Người bị khô miệng, nhiệt miệng, lở loét trong miệng và ngoài da.
- Người thường xuyên mất ngủ, giấc ngủ nông, không sâu, bồn chồn, bất an, lo lắng kéo dài.
- Người bị suy nhược cơ thể, khí huyết suy giảm.
- Người bình thường muốn tăng cường sức khỏe, làm đẹp da, bảo vệ tim mạch, gan thận.
Lưu ý khi dùng đại táo để chữa bệnh
Đại táo là vị thuốc tốt, có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sử dụng táo đỏ sai cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.
Do vậy để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Tránh dùng đại táo khi đang đầy bụng kèm buồn nôn.
- Trẻ nhỏ bị chướng bụng, đầy bụng không nên dùng táo tàu.
- Không dùng táo đỏ kết hợp với nguyên sâm hay bạch vi.
- Phụ nữ sau sinh và trẻ em bị ôn nhiệt, có đờm không nên dùng táo đỏ.
- Chỉ nên ăn đại táo với liều lượng phù hợp, không nên lạm dụng.
- Ăn táo tàu cùng với hải sản, đặc biệt là cá có thể gây ra đau bụng, đau thắt lưng. Còn kết hợp đại táo với hành sẽ khiến ngũ tạng bất hòa.
Bài viết trên đây là những thông tin tổng hợp về tác dụng dược lý, công dụng, liều dùng và cách sử dụng của đại táo. Dù là vị thuốc quen thuộc nhưng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên tham khảo thêm ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng đại táo để chữa bệnh. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích trong việc điều trị bệnh.