Cỏ mần trầu là loài cỏ dại mọc ở nhiều nơi tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Từ lâu, các vị lương y đã dùng loại thảo dược này để bào chế thành nhiều bài thuốc quý chữa bệnh. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn loại cây này qua bài viết sau.
Giới thiệu chung về cỏ mần trầu
Cây cỏ mần trầu gắn liền với tuổi thơ của nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên ở các vùng quê Việt Nam. Chúng ta dễ dàng bắt gặp loại cỏ dại này ở ven đường. Trẻ em nông thôn thường hái cỏ để chơi các trò chơi thuở bé.
Đặc điểm thực vật
Mần trầu còn có nhiều tên gọi khác là cây màn trầu, cỏ chỉ tía, cỏ màn,… Cây thuộc họ lúa, có tên khoa học là Eleusine indica (L) Gaertn. Cây được tìm thấy ở các bãi đất, bờ ruộng hay ven đường.
Mần trầu là loại cây thân thảo, mọc thành bụi. Cây có chiều cao khoảng 20 – 40cm, có màu xanh nhạt. Lá cây dài khoảng 10 – 15cm, mọc so le. Phiến lá nhọn, mặt trên của lá có lông cứng. Hoa của mần trầu mọc thành từng cụm từ 6 – 8 bông. Quả có 3 cạnh, dài khoảng 2mm. Vỏ quả mềm.
Đặc điểm phân bố, thu hái
Cỏ mần trầu mọc nhiều ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, cỏ mọc khắp từ Bắc chí Nam. Được tìm thấy nhiều ở các bãi đất trống, bờ ruộng, bờ ao…
Mần trầu được biết đến là vị thảo dược quý. Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, nên thu hái vào cuối xuân, đầu hè. Cây sau khi nhổ lên, loại bỏ đất cát, lá vàng rồi rửa sạch và phơi khô. Nên bảo quản thành phẩm sau khi phơi trong bịch kín và dùng dần.
Công dụng của cỏ mần trầu
Từ xa xưa, các vị lương y đã dùng cây mần trầu để bào chế thành nhiều bài thuốc quý chữa bệnh. Trong mần trầu chứa các hoạt chất quan trọng như flavonoid, phenol. coumarin, saponin, tannin, steroid. Đây là những hoạt chất có nhiều tác dụng chữa bệnh như kháng khuẩn, hạ nhiệt, cầm máu, điều trị cao huyết áp,.. Cụ thể, mần trầu được nghiên cứu và chứng minh có những tác dụng sau:
- Chữa nóng trong người.
- Trị chứng băng huyết.
- Trị chứng rụng tóc.
- Giúp tóc óng mượt, chắc khỏe.
- Tác dụng an thai cho bà bầu.
- Trị chứng rôm sảy ở trẻ nhỏ.
Một số bài thuốc trị bệnh từ cỏ mần trầu
Với những tác dụng như trên, trong dân gian lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cỏ mần trầu như sau:
Bài thuốc trị bệnh cao huyết áp
Nguyên liệu gồm: Cỏ mần trầu tươi 500g. Đem rửa sạch rồi giã nát, cho thêm nước nóng vào rồi để nguội và vắt lấy nước uống. Nên sử dụng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối. Lưu ý là dùng trước khi ăn. Có thể thêm đường vào để dễ uống hơn.
Bài thuốc trị chứng đau vú
Nguyên liệu gồm: Cỏ mần trầu khô 40g, măng sậy 30g, củ cỏ ống 25g, rau sam 23g, hoàng đắng 20g, lá ớt 20g, thổ phục linh 20g, măng tre già 18g, me đất 15g, bồ công anh 11g. Ngoài ra bài thuốc còn có thêm chó đẻ răng cưa 15g, cỏ mực 40g, vông nem 35g, khổ qua 40g, rễ tranh 40g, dây cườm thảo 15g. Tất cả rửa sạch rồi sắc đến khi còn 2 – 3 chén nước rồi uống trong ngày.
Bài thuốc trị bệnh viêm tinh hoàn
Bài thuốc gồm: Cỏ mần trầu 40g, ích mẫu 40g. Rửa sạch 2 nguyên liệu trên rồi sắc nước uống mỗi ngày. Kiên trì uống trong vòng 2 – 3 tháng sẽ có kết quả tốt.
Bài thuốc chữa bệnh đi ngoài ra máu
Bài thuốc gồm có: Mần trầu khô, rau má, cỏ mực, ngải cứu, gừng, sả, ké đầu ngựa, lá muồng trâu, trắc bách diệp, rễ tranh, cam thảo. Tất cả rửa sạch, đun với 1500ml nước cho đến khi còn lại 500ml. Uống 2 lần mỗi ngày sẽ cải thiện được tình trạng đi ngoài ra máu.
Bài thuốc chữa bệnh gan
Bài thuốc gồm các nguyên liệu: Mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Rửa sạch và loại bỏ lá vàng rồi sắc với nước uống. Nên sử dụng kiên trì 2 – 3 tháng để cải thiện các bệnh liên quan đến gan.
Bài thuốc chữa bệnh nổi mẩn, ghẻ lở, tiểu són
Bài thuốc gồm: 100g cỏ mần trầu tươi hoặc khô rửa sạch và sắc lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng dược liệu này với 40g cỏ tranh, 40g ngấy tía và sắc nước uống. Sau một thời gian kiên trì đều đặn, tình trạng nhiệt, ghẻ lở, nổi mẩn ngứa sẽ được cải thiện.
Bài thuốc trị bệnh rụng tóc
Từ lâu, người phụ nữ đã dùng cỏ mần trầu và bồ kết, hương nhu, sả để nấu nước gội đầu. Cách làm này giúp tóc chắc khỏe, óng mượt và ngăn ngừa tình trạng gãy rụng.
Ai có thể sử dụng cỏ mần trầu
Mần trầu là loại cỏ mọc hoang nhưng cũng là loại thảo dược mang lại rất nhiều công dụng đối với sức khỏe. Với tính mát và có chứa nhiều thành phần dược chất, mần trầu ngày càng được sử dụng ở nhiều hơn trong cuộc sống với mục đích chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
Hầu hết tất cả mọi người đều có thể sử dụng cỏ mần trầu. Từ trẻ nhỏ cho đến phụ nữ có thai và người trưởng thành. Đặc biệt là các người mắc các bệnh lý về gan, cao huyết áp, băng huyết sau sinh, đau vú, trẻ em bị rôm sảy, ho suyễn, viêm tinh hoàn ở nam giới,…
Một số lưu ý khi dùng mần trầu
Cỏ mần trầu là dược liệu dễ tìm. Hãy lưu ý một số vấn đề sau khi dùng loại dược liệu này.
- Không nên quá lạm dụng loại cỏ này. Liều lượng dùng không được quá 100g/ ngày.
- Có thể dùng cỏ mần trầu độc vị hoặc kết hợp để làm thành các bài thuốc trị bệnh. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi kết hợp với các vị thuốc khác.
- Nên rửa sạch dược liệu trước khi sử dụng, đặc biệt là khi dùng cây mần trầu tươi có cả rễ.
- Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác dụng phụ khi sử dụng loại dược liệu này. Tuy nhiên, cần dùng một cách khoa học và điều độ để có kết quả tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ của Phòng Khám Đông Y Chân Nguyên về cỏ mần trầu. Hãy sử dụng dược liệu quý này để có thể phòng ngừa bệnh tật, nâng cao sức khỏe cho mọi người.
Bài viết liên quan:
Cây cỏ mực có tốt không? Những bài thuốc điều trị từ cây cỏ mực hiệu quả