Bác sĩ hướng dẫn mẹ trẻ cho con bú đúng cách

Cho con bú là một bản năng và thiên chức của người mẹ. Những tưởng đây là một công việc dễ dàng mà bất kỳ bà mẹ nào cũng có thể hoàn thành. Tuy nhiên rất nhiều mẹ trẻ cho con bú không đúng cách dẫn đến bé bị bị đói, mẹ mệt mỏi. Vậy cho trẻ sơ sinh bú sữa như thế nào để mẹ và bé đều thấy thoải mái? Đừng bỏ qua những thông tin hướng dẫn cho bé bú sau đây.

Khi nào cần cho con bú

Cho con bú khi nào? Có dấu hiệu để nhận biết lúc trẻ đói bụng đòi ăn hay không? Đây là những kiến thức mà mẹ nên trau dồi trước khi học cách cho con bú.

Dấu hiệu trẻ đói rất dễ để nhận biết
Dấu hiệu trẻ đói rất dễ để nhận biết

Em bé có khả năng tìm thấy vú mẹ ngay từ sau khi sinh khoảng 1 – 2 giờ và tiếp tục hành vi này trong 3 tháng tiếp theo. Đây là một bản năng sẵn có, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé. Bạn có thể dựa vào những hành vi sau đây của trẻ để nhận biết thời điểm cho con bú:

  • Bé yêu xoay đầu sang một bên để tìm vú của mẹ.
  • Trẻ nút lưỡi.
  • Em bé chuyển động vùng miệng như đang tìm kiếm nguồn sữa từ vú mẹ.
  • Bé rúc vào người mẹ, tìm bầu ngực chứa nguồn sữa.
  • Trẻ cho tay vào trong miệng và hoạt động cả cơ thể.
  • Khi quá đói trẻ sẽ khóc. Do vậy mẹ nên quan sát và để ý kĩ đến những dấu hiệu nhận biết cơn đói bụng của bé để tránh việc bé khóc quấy.

Hướng dẫn cho con bú đúng cách

Nếu bạn là một người mẹ trẻ lần đầu sinh con thì có lẽ cho con bú đúng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn cho bé bú khoa học sau:

Cách cho con bú đúng

Ban đầu chắc chắn người mẹ chưa thể làm quen ngay với việc cho con bú. Bạn phải mất từ 2 tuần – 1 tháng để tạo được một tư thế thoải mái cho cả mẹ và bé. Bạn cần thích nghi với việc cho con bú nhanh chóng để đảm bảo bé được cung cấp đủ nguồn sữa. Đồng thời mẹ không thấy bị gò bó, khó chịu khi cho trẻ bú. Nếu bạn thấy đau, núm vú có vết nứt hoặc đau phần núm vú thì có lẽ bé yêu nhà bạn chưa được bú đúng cách.

Tìm vị trí thoải mái khi cho con bú
Tìm vị trí thoải mái khi cho con bú

Thực hiện cho con bú đúng cách thể hiện ở trang phục mẹ mắc hàng ngày. Khi bạn đang trong thời gian ở cữ hãy mặc quần áo có vải mềm, độ rộng vừa phải để dễ dàng cho bé bú khi cần.

Tiếp đến vị trí cho con bú cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mẹ nên chọn vị trí mà bản thân và bé thấy thoải mái nhất. Có thể là trên giường, ghế ngồi, sofa… hay bất cứ nơi đây bạn không thấy gò bó hay bị chật chội, khó cử động. Sau khi ổn định vị trí mẹ hãy bế bé tới gần núm vú, theo bản năng trẻ sẽ tự tìm đến nguồn sữa của mẹ. Hãy để bé yêu chủ động trong việc bú mẹ.

Đặt bé nằm thẳng với bầu ngực khi cho con bú
Đặt bé nằm thẳng với bầu ngực khi cho con bú

Về vị trí bế em bé cần tạo ra sự thoải mái và có phần đầu tự do, hoạt động dễ dàng. Mẹ đặt em bé sao cho thành một đường thẳng với phần ngực của bạn. Lúc này sữa được bé hấp thu từ miệng xuống cơ quan tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời tư thế này sẽ hạn chế việc em bé bị nôn, sặc sữa. Và lưu ý cách cho trẻ sơ sinh bú:

  • Dù bạn ngồi tại vị trí nào khi cho con bú thì nên giữ bé bằng 1 tay. Tay còn lại của mẹ sẽ để nâng và đặt lên phần vú.
  • Đặt ngón tay lên bầu vú, massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để sữa tiết ra nhiều hơn.
  • Tay nhẹ nhàng nâng đỡ bầu vú thành hình chữ C để giúp bé dễ bú hơn.
  • Động tác cần giữ được sự nhẹ nhàng để không làm thay đổi hình dạng của bầu vú, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa.

Dấu hiệu nhận biết em bé bú sữa mẹ đúng cách

Có 3 dấu hiệu để mẹ xác định được việc cho con bú thành công. Mẹ có thể dựa vào dấu hiệu này để điều chỉnh cách cho bé bú trong lần kế tiếp. Đó là:

Trẻ ngậm bắt vú đúng

Trẻ ngậm núm vú đúng sẽ giúp sữa không bị trào ra ngoài, đảm bảo lượng sữa cung cấp đủ. Thế nào là ngậm núm vú đúng?

  • Miệng bé yêu bao trọn lấy đầu vú của mẹ.
  • Môi dưới của bé hướng ra bên ngoài.
  • Núm vú của mẹ nằm trọn bên trong khoang miệng của trẻ.
  • Lưu ý hai hàm của bé phải kẹp vào phần phí trên của núm vú mẹ. Nếu bé chỉ ngậm lấy phần núm vú thì mẹ nên điều chỉnh lại.
  • Lưỡi của bé chụm quanh đầu nhũ hoa của mẹ.
  • Má chụm hình tròn, cơ miệng hoạt động hút sữa vào.

Tư thế cho bú chuẩn

Tư thế cho bú ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của bé. Nếu sai tư thế sẽ gây khó chịu cho bé yêu trong suốt quá trình bú sữa mẹ. Những bà mẹ cho con bú cần lưu ý:

Đầu và người của trẻ phải nằm trên một đường thẳng. Mặt đối diện với núm vú của mẹ. Mẹ nên đặt bé gần sát với thân người mẹ để dễ dàng bế cũng như thuận tiện cho bé bú đúng cách. Ngoài ra tay mẹ nâng bé cần chắc chắn để trẻ có cảm giác an toàn. Ngoài ra bạn có thể nghiên cứu các tư thế cho bé bú khác nhau để tìm ra vị trí phù hợp nhất.

Trẻ bú hiệu quả

Nếu bạn thấy bé yêu khi bú nuốt sữa chậm, có thể nghe thấy tiếng trẻ nuốt. Đồng thời khi bú trẻ có dừng lại rồi bú tiếp thì đó là dấu hiệu của cách cho bé đúng.

Đảm bảo cho trẻ bú đủ no
Đảm bảo cho trẻ bú đủ no

Đôi khi trẻ bú hết bên ngực này rồi mới chuyển sang bên khác. Mẹ lưu ý không nên rứt đầu ngực ra khỏi miệng trẻ. Hãy để cho con bú khi bé vẫn muốn. Điều này đảm bảo trẻ được ăn no và không bị đói.

Cuối cùng mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Bởi sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quý giá khó có thể tìm thấy trong các loại sữa bột khác. Sữa mẹ sẽ giúp bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

Cho bé bú bao nhiêu lần một ngày là đủ?

Mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau chính vì vậy nhu cầu về sữa cũng không giống nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng mẹ cần cho con bú 8 – 12 cữ mỗi ngày. Mỗi lần bú cần cách nhau từ 2 – 3 tiếng là hợp lý.

Ngoài ra cha mẹ nên cân nhắc đến việc bú đêm của trẻ. Nếu trẻ không đói, không quấy khóc thì nên hạn chế việc này. Bởi thời gian từ 10h đến 3 giờ sáng là thời điểm các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi, đào thải độc tố. Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não, thể chất của bé yêu.

Mỗi cữ cách nhau 2 - 3 tiếng là phù hợp
Mỗi cữ cách nhau 2 – 3 tiếng là phù hợp

Mỗi lần cho con bú nên có thời gian từ 2- – 30 phút. Mỗi bên ngực cần đạt tối thiểu 10 phút như vậy mới đạt đủ lượng sữa cung cấp cho bé. Theo các nhà khoa học trong 7 – 10 phút đầu thì bé chỉ bú được lượng nước từ bầu ngực của mẹ. Sau đó lượng sữa đậm đặc mới được tiết ra mạnh mẽ. Chính vì vậy mẹ hãy đảm bảo cho bé bú đủ thời gian.

Khi trẻ lớn hơn thì thời gian bú có thể thu ngắn lại. Lúc này tuyến sữa đã có phản xạ nhất định giúp dòng sữa dồi dào và về nhiều hơn. Bé chỉ mất 5 – 10 phút để bú no nê.

Lượng sữa mẹ cần cung cấp cho bé

Bé càng lớn thì lượng  sữa cần thiết cho cơ thể phát triển cũng tăng lên. Mẹ có thể tham khảo bảng tổng hợp lượng sữa đủ cho trẻ để kịp thời điều chỉnh:

Tuổi của bé Số lần ăn/ngày Lượng sữa cần/ lần ăn Loại phân Thay tã
1 – 2 ngày 8 – 12 lần 30 – 90 ml Xanh sẫm hoặc màu đen 1 – 3 lần
3 – 4 ngày 8 – 12 lần 60 – 90 ml Đi phân lỏng, phân vàng mỗi ngày 2 – 3 lần 3 – 4 lần
5 – 6 ngày 8 – 12 lần 60 – 90 ml 3 – 5 lần đi phân vàng 6 lần hoặc nhiều hơn
7 – 30 ngày 8 – 12 lần 90 – 150 ml Mỗi ngày đi 3 – 5 lần, phân có màu vàng 6 lần hoặc nhiều hơn
2 tháng 6 – 8 lần 90 – 150 ml Mỗi ngày đi 3 – 5 lần, phân bé màu vàng 6 lần hoặc nhiều hơn

 

3 – 4 tháng 5 – 6 lần 120 – 210 ml Mỗi ngày đi 3 – 5 lần, phân bé màu vàng 6 lần hoặc nhiều hơn

 

Nhận biết bé đã bú đủ như thế nào?

Bé có bú đủ no hay không? Tại sao bé nhà mình có thời gian bú ít hơn bé nhà hàng xóm? Có lẽ đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ trẻ cho con bú. Một số dấu hiệu mẹ cho con bú đủ no bạn có thể nhận biết:

  • Sau mỗi lần trẻ bú, bầu ngực của bạn mềm mại, không còn căng cứng vì chứa lượng sữa dồi dào.
  • Quan sát màu phân của trẻ. Nếu trẻ đi ngoài có màu vàng, phân mềm thì chứng minh rằng bé được cung cấp đủ dưỡng chất.
  • Trẻ đi tiểu đều đặn. Nước tiểu trong hoặc có màu vàng nhạt. Thêm vào đó không có mùi hôi từ nước tiểu.
  • Bé thấy hài lòng, vui vẻ sau mỗi lần bú. Nếu vẫn còn đói rất có thể bé sẽ khóc đòi bú tiếp.
Quan sát trạng thái của bé để đảm lượng sữa cung cấp đủ
Quan sát trạng thái của bé để đảm lượng sữa cung cấp đủ
  • Cân nặng của bé tăng ổn định, đều đặn sau khoảng 2 tuần đầu bú sữa mẹ.
  • Bạn không nên quá lo lắng nếu bé yêu có thời gian bú ngắn. Quan trọng là mẹ cho con bú đúng cách. Bé nhận được lượng sữa đủ do bầu ngực tiết ra. Vì khả năng tiết sữa của mỗi bầu ngực không giống nhau, nên mỗi bé sẽ có một thời gian bú riêng biệt.

Một số lưu ý khi cách cho bé bú

Để trẻ phát triển khỏe mạnh thì mẹ nên tập cho con bú đúng cách thật nhuần nhuyễn trước khi sinh nở. Đồng thời lưu ý một số điều sau:

Tận dụng nguồn sữa non cho bé

Trong những ngày đầu sau sinh mẹ sẽ có lượng sữa non dồi dào. Theo khoa học sữa ngon rất tốt cho trẻ và vô cùng quý giá. Dưỡng chất, vitamin có trong sữa non sẽ giúp bé có hệ miễn dịch tốt, ít đau ốm và phát triển khỏe mạnh.

Mẹ nên tận dụng tuyệt đối nguồn sữa non này cho bé yêu. Phụ nữ con bú đúng cách không quá khó, hãy tham gia một số khóa học. Không nên vì cho bé bú không đúng cách mà để lãng phí dòng sữa non có công dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Có cữ cho con bú sữa mẹ hợp lý

Thông thường mẹ có thể áp dụng theo cữ cho con bú của các bác sĩ dinh dưỡng khuyên. Tuy nhiên hãy cân nhắc quan sát đến thể trạng của bé yêu để cân đối cữ bú cho hợp lý. Bởi lẽ mỗi bé sẽ có nhu cầu về lượng sữa khác nhau. nếu mẹ bắt ép trẻ sẽ sinh ra tâm lý sợ bú, chán ăn.

Việc bú quá no sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu thậm chí là nôn hết sữa ra ngoài. Như vậy nguồn sữa mẹ bị lãng phí đồng thời trẻ cũng không hấp thụ được dưỡng chất cần thiết.

Tăng chất lượng sữa

Rất nhiều bà mẹ sau sinh có tình trạng bị ít sữa, tắc sữa hay sữa lỏng có mùi. Hậu quả là bé yêu không được cung cấp đầy đủ lượng sữa dẫn đến thể trạng kém, dễ bị ốm vặt.

Ăn uống đủ chất để chất lượng sữa được cải thiện
Ăn uống đủ chất để chất lượng sữa được cải thiện

Một trong những phương pháp có thể giúp mẹ tăng chất lượng sữa cho con bú đó chính là cải thiện bữa ăn hàng ngày. Mẹ nên có một thực đơn ăn uống khoa học hợp lý, đầy đủ các dưỡng chất: đạm, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt những thực phẩm như ngũ cốc, sữa, rau củ chứa vitamin sẽ rất tốt cho mẹ trong khoảng thời gian này. Tham khảo những loại thực phẩm giúp mẹ lợi sữa tại bài viết phụ nữu sau sinh nên ăn gì.

Ngoài ra khi bà mẹ cho con bú tuyệt đối không dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vi những chất này có thể dẫn đến mẹ mất sữa. Ngoài ra nên tránh những gia vị có mùi nồng như ớt, tỏi vì có thể khiến sữa có mùi hôi.

Đừng quên uống đủ 2L nước mỗi ngày. Mẹ có thể bổ sung thêm các dưỡng chất DHA, Sắt, I ốt…  để trẻ hấp thụ thông qua dòng sữa giúp cơ thể khỏe mạnh.

Một số chú ý khác

Trong 2 tuần đầu bú mẹ, bé có thể bị sút cân do cơ thể chưa quen với môi trường, việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên trạng thái này sẽ không kéo dài quá lâu. Sau 10 – 12 ngày bé sẽ tiếp tục tăng cân trở lại nhờ được cung cấp lượng dưỡng chất quý giá từ sữa mẹ. Nếu hết thời gian đầu nhưng bé vẫn không tăng cân trở lại, phân có màu lạ thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Trẻ không tăng cân mẹ nên xem xét đến lượng sữa, cách cho con bú
Trẻ không tăng cân mẹ nên xem xét đến lượng sữa, cách cho con bú

Ngoài ra trong những ngày mới sinh nếu mẹ dùng tã lót cho bé thì chỉ thấy hơi ấm. Đó là vì trẻ bú ít sữa, lượng nước tiểu không nhiều. Tuy nhiên khi bé lớn dần nhu cầu bú mẹ tăng lên kéo theo nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Mẹ nên thay tã 8 – 10 lần/ ngày để đảm bảo trẻ luôn cảm thấy thoải mái, khô thoáng.

Cho con bú không quá khó khăn cho dù bạn lần đầu trải nghiệm làm mẹ. Hy vọng những thông tin trên bài viết sẽ giúp mẹ sau sinh cho con bú đúng cách, hiệu quả.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
Sử dụng bắp cải xanh để chữa tắc tia sữa
Nấu sẵn nước trữ trong tủ lạnh
Trà hoa cúc được nhiều chị em sau sinh tin dùng
Hạt ý Dĩ rất phổ biến trong các bữa ăn của người Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *