6 công dụng tuyệt vời của cây tầm gửi mà bạn chưa biết

Tầm gửi là cái tên không xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh của loài cây này thì lại không được nhiều người biết đến. Đây là một dược liệu quý được ứng dụng phổ biến trong y học cổ truyền. Nếu đang tìm hiểu về cây tầm gửi và những tác dụng của nó đối với sức khỏe, thì Phòng Khám Chân Nguyên sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây.

Giới thiệu chung về cây tầm gửi

Tầm gửi là một loại cây sống ký sinh, cụ thể là sống nhờ trên các thân cây khác như: cây mít, cây đa, cây gạo, cây bưởi,… Chúng không mọc lên từ mặt đất mà trực tiếp hút chất dinh dưỡng từ vật chủ để sinh trưởng và phát triển.

Đặc điểm thực vật của cây tầm gửi

Cây tầm gửi còn có những tên gọi khác như liễu ký sinh, cây chùm gửi, chùm gởi,...
Cây tầm gửi còn có những tên gọi khác như liễu ký sinh, cây chùm gửi, chùm gởi,…

Cây tầm gửi còn có những tên gọi khác như liễu ký sinh, cây chùm gửi, chùm gởi,… Tên khoa học của cây là Loranthaceae.

Đây là một giống cây có hệ thống ký sinh phức tạp, được tổ chức khoa học để lấy khoáng chất, nước bằng việc hấp thụ chất lỏng trong xylem. Ngoài ra, rễ của tầm gửi còn có khả năng sinh sản vô tính thành các vòi hút thứ cấp.

Đặc điểm phân bố của cây tầm gửi

Cây tầm gửi có môi trường sống đa dạng, dễ dàng thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Những nơi có thể tìm được dược liệu này là ở Nam Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc, Triều Tiên, Nga hay Nhật Bản.

Ở nước ta, hầu như không phải nhân giống, trồng trọt loại cây này, Bởi chúng sinh trưởng trong môi trường tự nhiên vô cùng mạnh mẽ nên chủ yếu được thu hoạch trên các cây dại khác.

Tầm gửi ký sinh trên cây nào, người ta đặt trên chúng kèm theo loài cây ấy. Ví dụ như tầm gửi cây gạo, tầm gửi cây mít, tầm gửi cây bưởi,…

Phân loại cây tầm gửi

Tùy theo vật chủ ký sinh mà cây tầm gửi sẽ cho những công dụng khác nhau trong y học. Thông thường, những loài cây hay bắt gặp có sự hiện diện của tầm gửi là cây mít, cây xoan, cây dâu, cây gạo, cây dẻ, cây chanh, cây bưởi, cây hồng,…

Tầm gửi trên cây mít

Khi ký sinh trên cây mít, cây tầm gửi có tác dụng nổi bật trong việc lợi sữa cho sản phụ sau sinh, trị tiêu chảy trẻ em, bổ gan thật và ngăn ngừa sốt rét.

Thường dược liệu sẽ được ngâm rượu uống để tăng hiệu quả và điều vị. Tầm gửi cây mít còn được kết hợp với khôi nhung, bồ công anh, chè dây để đặc trị viêm loét dạ dày.

Tầm gửi cây dâu

Tầm gửi trên cây dâu có khả năng lợi quan tiết, khử phong thấp, an thai,...
Tầm gửi trên cây dâu có khả năng lợi quan tiết, khử phong thấp, an thai,…

Tầm gửi trên cây dâu có khả năng lợi quan tiết, khử phong thấp, an thai, chữa tăng huyết áp, lợi sữa và bổ can thận, mạnh gân cốt. Một số bệnh cũng được phòng ngừa khi sử dụng dược liệu này.

Tầm gửi cây bưởi

Đối với cây tầm gửi này, người ta thường ứng dụng để chữa các bệnh liên quan đến xương khớp như đau nhức khớp chân, khớp gối, khớp tay,… Ngoài ra, còn chữa trị được chứng khó tiêu khi ăn uống.

Tầm gửi cây gạo

Theo nhiều nghiên cứu hiện đại, người ta kết luận cây tầm gửi sống trên cây gạo có tác dụng tối ưu trong điều trị các bệnh về thận, bàng quang và chống viêm hiệu quả. Cụ thể là điều trị các bệnh sỏi thận, viêm cầu thận cấp, sỏi bàng quang, đái đục, đái buốt,…

Tầm gửi cây hồng

Dược liệu này được dùng trong y học cổ truyền với tác dụng giảm triệu chứng ho gió, ho khan, ho có đờm. Khi kết hợp với các thuốc trị ho khác như trần bì, xạ can, tang bạch bì,.. thì sẽ tăng tác dụng.

Thu hoạch và chế biến cây tầm gửi

Bộ phần dùng làm thuốc của tầm gửi là cả cây. Sau khi thu hoạch, đem đi rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, bảo quản để sử dụng dần. Ngoài ra, bạn cũng có thể sao vàng dược liệu để pha thành trà uống hàng ngày.

Thành phần của cây tầm gửi

Nhìn chung, trong dược liệu này thường có các hoạt chất như: quercetin, Trans-phytol, afzelin, alpha-tocopherol quinone, catechin và quercitron,.. Đây đều là những thành phần tốt cho cơ thể, đi kèm với nhiều tác dụng dược lý giúp trị bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, tùy theo vật chủ ký sinh mà tầm gửi sẽ sở hữu được thêm những thành phần hóa học khác nhau. Từ đó, kết hợp được thêm các công dụng chữa bệnh của cây mà nó ký sinh. Cũng chính vì vậy mà chúng ta không được sử dụng tầm gửi ký sinh trên những cây có độc tính mạnh.

Công dụng của cây tầm gửi

Tầm gửi có vị đắng nhẹ, tính bình, dược liệu này rất ít độc, bổ cho gan và thận
Tầm gửi có vị đắng nhẹ, tính bình, dược liệu này rất ít độc, bổ cho gan và thận

Tầm gửi không chỉ là vị thuốc quý mà còn đem lại nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Với vị đắng nhẹ, tính bình, dược liệu này rất ít độc, bổ cho gan và thận. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh và bài thuốc chi tiết cây tầm gửi, bạn có thể tham khảo.

Công dụng chữa tăng huyết áp

Sử dụng nguyên liệu bao gồm: 20g tầm gửi, 20g thảo quyết minh, 10g ích mẫu, 10g bạch linh và 15g chi tử. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và sắc với nước. Chia ra làm 3 phần và uống trong ngày, tần suất là mỗi ngày và đều đặn trong vòng 1 tháng. Bệnh huyết áp sẽ được ổn định, không còn tăng cao.

Chữa đau nhức thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm
Đau dây thần kinh tọa nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây những biến chứng vô cùng nguy hiểm

Nguyên liệu cần chuẩn bị là 20g tầm gửi, 15g sinh địa, 15g bạch thược, 10g bạch linh, 5g đỗ trọng và 5g đương quy. Cho tất cả dược liệu vào sắc cùng nước, chia làm 3 lần và uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn. Uống đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tháng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

Chữa đau lưng mỏi gối, tê thấp

Sử dụng cây tầm gửi phơi khô ngâm với dung dịch rượu từ 35-45 độ, trong vòng 1 tháng. Sau đó lấy rượu thuốc này xoa bóp lên vị trí đau nhức để cải thiện tình trạng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng tầm gửi hãm với nước và uống như trà hằng ngày. Uống thường xuyên sẽ giúp chữa bệnh hiệu quả, chứng đau lưng mỏi gối sẽ biến mất.

Lợi sữa cho sản phụ sau sinh

Sản phụ sau sinh nếu gặp tình trạng không có sữa thì sử dụng bài thuốc của tầm gửi sẽ giúp sữa về nhiều hơn. Nguyên liệu là: 15g cây tầm gửi, 10g tía tô, 10g củ cây gai, 5g ngài diệp, đem đi sắc và uống khi còn ấm. Phụ nữ mang thai cũng có thể sử dụng tầm gửi để an thai, giúp sữa về nhiều hơn sau sinh.

Chữa sỏi thận, sỏi bàng quang

Sỏi thận, sỏi bàng quang đều là những căn bệnh nguy hiểm, cần được chữa trị ngay để tránh dẫn đến suy thận
Sỏi thận, sỏi bàng quang đều là những căn bệnh nguy hiểm, cần được chữa trị ngay để tránh dẫn đến suy thận

Sỏi thận, sỏi bàng quang đều là những căn bệnh nguy hiểm, cần được chữa trị ngay để tránh dẫn đến suy thận. Những triệu chứng của bệnh bao gồm: đái rắc, đái ra máu, đau nhức, sốt,… Nhờ tính bình, nhuận tràng mà cây tầm gửi là giải pháp tốt trong hoàn cảnh này. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến bác sĩ để tham khảo ý kiến, kết hợp thuốc để chữa bệnh nhanh nhất.

Bồi bổ sức khỏe, mát gan

Vị thuốc này ngoài hỗ trợ điều trị bệnh còn cung cấp nhiều dưỡng chất giúp bồi bổ sức khỏe. Đồng thời còn tăng chuyển hóa, tăng đào thải độc tố giúp hồi phục tổn thương của gan, lợi mật, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Nếu sử dụng lâu dài có thể ngăn ngừa xơ gan, viêm gan, ung thư gan,…

Nếu là người hay sử dụng rượu bia, ăn thực phẩm độc hại và có giờ giấc sinh hoạt không ổn định, cây tầm gửi chính là dược liệu mà các chuyên gia nên khuyên dùng. Bạn có thể tham khảo sử dụng để tăng cường sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng cây tầm gửi đúng cách

Những cây có vật chủ như cây lim, cây thống, cây trúc đào thì tuyệt đối không được dùng làm thuốc vì có độc tính mạnh
Những cây có vật chủ như cây lim, cây thống, cây trúc đào thì tuyệt đối không được dùng làm thuốc vì có độc tính mạnh

Cây tầm gửi là một loại thuốc quý, tuy nhiên, không phải tầm gửi ký sinh trên loài cây nào cũng được sử dụng. Những cây có vật chủ như cây lim, cây thống, cây trúc đào thì tuyệt đối không được dùng làm thuốc vì có độc tính mạnh. Bởi bản thân những cây này đã có độc tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Tương tự vậy, tùy loài cây ký sinh mà sẽ có những công dụng nổi bật khác nhau. Bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết ở phần phân loại ở trên và ứng dụng một cách phù hợp.

Một số lưu ý khi dùng cây tầm gửi làm thuốc:

  • Không được lạm dụng dược liệu, cần tuân thủ các nguyên tắc về liều lượng, cách dùng và tần suất dùng tầm gửi. Điều này giúp tránh những tác dụng không mong muốn, nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không được sử dụng cây tầm gửi ký sinh trên cây thông thiên, lim, trúc đào.
  • Không được tự ý phối hợp với tầm gửi khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác mà không có sự chỉ cần của bác sĩ.
  • Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng dược liệu này, cần báo cho bác sĩ hoặc người có chuyên môn giải quyết.

Những đối tượng phù hợp để dùng cây tầm gửi bao gồm: bệnh nhân cao huyết áp, người bị đau lưng mỏi gối, tê thấp, người đau nhức thần kinh tọa, phụ nữ sau sinh không có sữa, phụ nữ muốn an thai,… Ngoài ra, người suy nhược cơ thể có thể dùng loại dược liệu này để bồi bổ, tăng cường sức khỏe.

Mua cây tầm gửi ở đây, Giá bao nhiêu

Để mua được dược liệu chất lượng, đúng giá, bạn nên tìm đến các nhà thuốc đông dược, phòng khám đông y hoặc nơi phân phối uy tín dược liệu. Cần tránh mua hàng trôi nổi, không có xuất xứ trên thị trường.

Hiện nay, giá của tầm gửi khô dao động tùy vào vật chủ mà cây ký sinh. Loại được bán phổ biến nhất trên thị trường là tầm gửi cây gạo với giá khoảng 250.000 – 300.000 VNĐ/1kg.

Trên đây là những thông tin chi tiết về cây tầm gửi. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại dược liệu này, phát huy tối đa công dụng của nó trong cuộc sống.

Bài viết liên quan:

Công dụng của cây diệp hạ châu

Những tác dụng tuyệt vời của cây xạ đen

Công dụng và cách sử dụng của cây cà gai leo

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *