Cây sâm đất và 12 tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Sâm đất là loại cây mọc hoang quen thuộc ở đồng bằng Việt Nam. Loại cây này được biết đến như một loại thảo dược, có tác dụng chữa nhiều bệnh ở người. Sâm đất thường được sử dụng để nấu nước tắm cho trẻ em, điều trị các bệnh về da. Cụ thể hình dáng, công dụng, những lưu ý khi dùng cây sâm đất như thế nào sẽ được Phòng Khám Chân Nguyên giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây sâm đất

Cây sâm đất thường mọc hoang ở đâu?
Cây sâm đất thường mọc hoang ở đâu?

Cây sâm đất là loại cây thân thảo, chỉ cao khoảng 60cm, phân nhánh nhiều. Lá cây mọc so le, thuôn dài, phiến lá dày, bóng cả 2 mặt. Hoa sâm đất nhỏ, màu hồng, xếp thành chùm thưa ở ngọn và các nhánh. Cây có quả nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hoặc xám tro. Cây ra hoa từ tháng 6 – 7 và kết thành quả vào tháng 9 – 10.

Sâm đất là loại cây mọc hoang ở các vùng nhiệt đới, có nhiều ở khu vực trung du miền núi. Ở nước ta, cây sâm đất mọc rất phổ biến, có nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Cây sâm đất được tận dụng rất nhiều bộ phận để làm thuốc chữa bệnh như rễ, lá, thân. Thông thường, lá sâm đất srx được thu hái quanh năm để chế biến thành món ăn.

Còn phần củ được thu hoạch khi cây đã có trên 3 năm tuổi. Củ sâm đất sau khi được đào lên sẽ được rửa sạch, cắt bỏ các rễ con và đem đi phơi hoặc sấy khô. Khi cắt chúng sẽ có màu hồng, sau khi phơi khô thì chuyển qua màu nâu đen.

Các loại sâm đất có ở nước ta hiện nay

Cây sâm đất có 3 loại chính là Thổ sâm đất, Mồng Tơi và Sâm Nam. Thổ Nhân Sâm và Mồng Tơi là loại cây thuộc họ rau sam. Đây cũng là 2 loại phổ biến được dùng để làm thuốc điều trị bệnh. Còn Sâm Nam hay còn được gọi là Sâm quý bà thuộc họ hoa phấn và khá hiếm gặp ở nước ta.

Thổ Nhân Sâm và Sâm Mồng Tơi dễ dàng bắt gặp mọc hoang ở vùng trung du. Chúng có hình dáng tương đối giống nhau nên dễ bị nhầm lẫn. Nhìn chung cả 2 loại này đều không có dược tính mạnh, có tác dụng tương tự nhau nên thường được thu hái  và sử dụng chung.

Tác dụng chữa bệnh của cây sâm đất

Cây sâm đất là dược liệu điều trị thận tốt nhất
Cây sâm đất là dược liệu điều trị thận tốt nhất

Theo Đông y, Sâm đất có tính mát, có tác dụng điều trị các bệnh:

  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận, suy thận, sỏi bàng quang.
  • Thanh nhiệt, kích thích ra mồ hôi, loại bỏ độc tố.
  • Điều trị cảm nóng, cảm lạnh.
  • Thuac đẩy tiểu tiện, ức chế succinic dehydrogenase ở thận.
  • Chống viêm.
  • Giảm cholesterol trong máu.

Trong đó, công dụng điều trị suy thận là công dụng quý nhất của cây sâm đất. Sâm đất được kết hợp với các vị thuốc nam khác như: Cây quýt gai, cây mực muối để điều trị suy thận. Bài thuốc này đã được nghiên cứu và mang lại hiệu quả điều trị cho rất nhiều bệnh nhân, được áp dụng trong cả y học hiện đại.

Các bài thuốc trị bệnh từ cây sâm đất

Sau đây là một số bài thuốc trị bện từ cây sâm đất:

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Uống nước cây sâm đất giúp trị tiểu đường
Uống nước cây sâm đất giúp trị tiểu đường
  • Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi hoặc 25g dược liệu này ở dạng khô.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc chung với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 10 – 15 phút. Dùng mỗi ngày chỉ 1 thang thuốc duy nhất trong 1 tháng liên tục.

Điều trị tiêu chảy do hệ tiêu hóa hoạt động kém

  • Chuẩn bị: 15 – 30g sâm đất cùng với 15g đại táo.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị rồi đun sôi với 1 – 1,5 lít nước để uống trong ngày như nước lọc. Chú ý mỗi ngày chỉ uống đúng 1 thang thuốc.

Chữa tiểu tiện quá nhiều

  • Chuẩn bị: 60g sâm đất kết hợp cùng với 50g rễ cây kim anh.
  • Thực hiện: Cho nguyên liệu vào ấm sắc cùng với 550ml đun trên lửa nhỏ. Tắt bếp ngay khi lượng nước rút xuống còn khoảng 250ml. Chia nước thuốc làm 2 lần uống/ngày. Sử dụng mỗi ngày 1 thang thuốc liên tục trong khoảng 5 ngày

Điều trị táo bón

  • Chuẩn bị: 30g lá sâm đất, 20g rễ đinh lăng, 30g lá vông non, 30g vừng đen rang nổ, 20g lá thiên lý non
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch với nước rồi nấu canh để ăn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng táo bón biến mất.

Bài thuốc bổ huyết

  • Chuẩn bị: 20g sâm đất, 12g thục địa, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g liên nhục, 10g bạch truật, 10g mạch môn, 10g đương quy, 6g táo nhân, 8g ngưu tất.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu hoài sơn, mạch môn, bạch truật, táo nhân đem sao lên. Trộn chung với những nguyên liệu còn lại rồi đem sắc để lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc trị sỏi thận

Cây sâm đất điều trị sỏi thận rất tốt
Cây sâm đất điều trị sỏi thận rất tốt
  • Chuẩn bị: 1 lượng sâm đất khô vừa đủ.
  • Thực hiện: Đem tán nguyên liệu đã chuẩn bị thành bột mịn. Mỗi lần lấy khoảng 10g rồi hòa tan trong 1 lít nước sôi và uống như nước trà hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị huyết áp cao

  • Chuẩn bị: 12g sâm đất.
  • Thực hiện: Dùng dược liệu đun sôi với nước lọc rồi uống hàng ngày thay trà. Đây là bài thuốc không chỉ giúp ổn định huyết áp mà còn điều hòa tốt hơn lượng cholesterol trong máu,

Điều trị chứng chóng mặt, mệt mỏi

  • Chuẩn bị: 16g sâm đất (dùng cả phần rễ và phần thân).
  • Thực hiện: Dùng nguyên liệu đã chuẩn bị đem đun sôi với 250ml nước. Mỗi ngày uống 1 thang, duy trì trong 1 tuần các triệu chứng sẽ dần thuyên giảm.

Điều trị viêm đường tiết niệu

  • Chuẩn bị: 75g sâm đất tươi cùng với 20g sâm đất khô.
  • Thực hiện: Dược liệu ở dạng tươi đem đun sôi với 250ml nước. Dược liệu ở dạng khô đem tán thành bột mịn. Sử dùng nước sắc để uống bột mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Giảm đau xương khớp

Đau nhức xương khớp cũng có thể sử dụng cây sâm đất
Đau nhức xương khớp cũng có thể sử dụng cây sâm đất
  • Chuẩn bị: 700g củ sâm đất tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch nguyên liệu rồi ngâm qua nước muối loãng và để ráo. Cho vào bình, đổ khoảng 5 lít rượu vào ngâm và đậy nắm kín, để trong 6 tháng. Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần không quá 25ml.

Chữa ho lâu ngày

  • Chuẩn bị: 20g sâm đất, 20g gà thủ hô trắng, 20g thông thảo, 1 con gà nhỏ tầm 400g.
  • Thực hiện: Gà đem làm sạch rồi cho vào nồi hầm chung với các dược liệu đã chuẩn bị. Sau khi hầm nhừ thì vớt bỏ phần mỡ nổi lên trên và ăn cả cái lẫn nước.

Bài thuốc giải độc gan

  • Chuẩn bị: 10 – 15g sâm đất khô.
  • Thực hiện: Đem nguyên liệu đi sắc lấy nước rồi uống thay trà hằng ngày. Hoặc có thể tán thành bột mịn để uống. Ngoài ra, có thể dùng lá sâm đất để nấu canh ăn mỗi ngày cũng đem lại tác dụng giải độc gan rất tốt.

Lưu ý khi sử dụng củ sâm đất

Không nên dùng quá nhiều sâm đất bởi có thể gây độc, nếu xuất hiện các triệu chứng như nôn ói hay ra nhiều mồ hôi cần ngưng dùng. Bên cạnh đó, đối tượng trẻ em và phụ nữ mang thai cần tránh dùng dược liệu này để chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe.

Hiện nay, liều lượng sử dụng của thảo dược này chưa có cơ sở nghiên cứu khoa học chính xác. Cách sử dụng tốt nhất là kết hợp với các thảo dược khác. Tùy theo thể trạng, tình trạng bệnh của mỗi người mà bài thuốc, cách sử dụng sẽ khác nhau. Tốt nhất là bạn nên đi khám và sử dụng theo bài thuốc của bác sĩ Đông y.

Ngoài ra, củ sâm đất còn được sử dụng để ngâm rượu giúp tăng cường sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa. Cách ngâm như sau: đổ củ sâm đất sau khi đã rửa sạch vào bình thủy tinh hoặc bình sứ. Sau đó đổ rượu có nồng độ 40- 45 độ vào, đậy kín và bảo quản nơi thoáng khí. Sau 3 – 6 tháng là có thể sử dụng được, sau khi uống hết có thể dùng tiếp thảo dược ngâm thêm lần nữa.

Có nhiều cách sử dụng cây sâm đất khác nhau. Nhưng để an toàn và đảm bảo nhất, bạn nên đến các cơ sở hiệu thuốc gia truyền, Đông y. Không nên tự ý kết hợp các loại thảo dược với nhau.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp về cây sâm đất sẽ giúp bạn có kiến thức toàn diện về thảo dược này. Chúc bạn sẽ có được sức khỏe thật tốt, hạn chế bệnh tật nhờ các thảo dược tự nhiên.

Bài viết liên quan:

6 Công dụng tuyệt vời của nhân sâm đối với sức khỏe

Những công dụng của củ tam thất

4 công dụng thần kì của nấm lim xanh đối với sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *