Sả là một trong những loại thực phẩm quen thuộc đối với người dân Việt Nam nhờ công dụng tuyệt vời chúng mang lại. Trong cuộc sống sả được chế biến và được dùng làm những nguyên liệu điều trị nhiều chứng bệnh như cảm lạnh, tiêu chảy, làm đẹp…Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn công dụng và cách sử dụng cây sả hiệu quả.
Một số thông tin về cây sả
Dưới đây là 1 số thông tin về cây sả, một trong những nguyên liệu thân thuộc với chúng ta.
Đặc điểm sinh thái của cây sả
Cây sả là loại cây thân thảo, mọc thành bụi và có hình dạng như cây cỏ. Lá sả có màu xanh lục mảnh và có răng cửa như lá cỏ. Hai mặt của lá sả giáp nháp và tỏa ra mùi hương đặc trưng có thể dùng để đuổi côn trùng rắn. Phân thân và rễ của cây sả có màu trắng, thon dài và chụm lại với nhau theo bụi.
Phân bố của cây sả
Cây sả có nguồn gốc từ những nước thuộc vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Có thể xem cây sả là loại thực vật nhiệt đới, do đó bạn có thể tìm thấy chúng tại bất kỳ đâu ở Việt Nam. Đặc biệt là những bãi đất hoang ẩm ướt.
Bộ phận sử dụng, thu hái và chế biến
Lá sả và thân cây sả là 2 bộ phận được sử dụng nhiều nhất. Người ta sử dụng cây sả như 1 loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn hoặc sử dụng để chiết lấy tinh dầu sả.
Thời gian thu hái sả diễn ra cả năm và thường xuyên. Để bảo quản cây sả bạn chỉ cần phơi khô và để chúng ở những nơi thoáng mát, khô ráo.
Tác dụng dược lý của cây sả
Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại sả mang lại rất nhiều tác dụng dược lý có ích. Cụ thể:
- Ngăn ngừa ung thư;
- Giải độc cơ thể;
- Kiểm soát Cholesterol;
- Chống trầm cảm;
- Chống oxy hóa;
- Giảm căng thẳng;
- Giúp ích cho tiêu hóa;
- Điều hòa kinh nguyệt;
- Tốt cho da;
- Tốt cho tóc;
- Hạ huyết áp;
Theo quan điểm của Đông y, sả là một trong những vị thuốc quý, phổ biến và mang lại nhiều công dụng. Cây sả là một nguyên liệu để chữa những bệnh như tiêu đờm, lợi tiểu, giảm mệt mỏi, an thần, giảm đau viêm khớp….
Liều dùng và cách dùng cây sả
Sả là một trong những vị thuốc mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với cơ thể và sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng và sử dụng đúng liều. Bạn không nên quá lạm dụng và sử dụng cây sả với liều lượng lớn. Điều này có thể phản tác dụng đối với sức khỏe.
Mỗi bài thuốc sẽ có quy định khác nhau về cách chế biến và liều dùng. Sau đây là 1 số bài thuốc dân gian sử dụng sả.
Bài thuốc chữa đau bụng và rối loạn tiêu hóa
Để thực hiện bài thuốc này bạn cần chuẩn bị 30g sả tươi sau đó đun sôi với nước. Để dễ uống bạn có thể thêm 1 chút đường và uống nước sả khi còn nóng. Bài thuốc này sẽ giúp giải rượu, đau bụng, nôn ọe và có hiện tượng bội thực. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần để mang lại hiệu quả nhé.
Bài thuốc chữa đau bụng tiêu chảy từ cây sả
Chuẩn bị:
- 12g sả.
- 12g vỏ quýt được phơi khô.
- 20g củ gấu.
- 12g búp ổi.
- 3 lát gừng.
Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu trên sau đó mang đi sắc cùng với 2 bát nước. Sau khi cạn nước còn đủ 1 bát thì tắt lửa và uống thuốc khi còn nóng. Với người lớn có thể uống 1 lần/ngày còn với trẻ em thì nên chia ra uống từ 2-3 lần/ngày.
Bài thuốc giải cảm từ sả
Chuẩn bị lá sả, lá kinh giới, lá ổi, lá tre, ngải cứu và 1 loại lá khác để tiến hành nấu nồi xông hơi. Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị sau đó đun sôi với nước. Khi nước sôi thì dùng nó để xông hơi, chùm chăn kín đầu mồ hôi sẽ được thoát ra ngoài và giúp giảm cảm hiệu quả.
Cây sả và bài thuốc trị mụn nhọt
Cây sả có tính kháng khuẩn vì vậy nếu bạn bị mụn nhọt hay ngừa có thể dùng sả để trị. Nấu nước sả để tắm hàng ngày, sau 1 tuần tình trạng mụn nhọt của bạn sẽ giảm đáng kể.
Bài thuốc chữa cảm cúm
Những bạn bị cảm cúm có thể dùng tinh dầu sả pha nước uống hoặc nấu nước từ củ sả để xông hơi. Cách làm tương tự như bài thuốc giải cảm.
Bài thuốc giải nhiệt từ cây sả
Trà chanh sả có tác dụng giải nhiệt rất hiệu quả vào những ngày hè nắng nóng. Không chỉ giúp lọc gan thận và còn có tác dụng làm đẹp da, hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Sả tươi.
- Gừng.
- Đinh hương.
- Bạch đậu khấu.
- Quế.
Cách thực hiện:
- Giã nát cây sả tươi, gừng và nấu sôi.
- Khi nước sôi tiếp tục cho đinh hương, bạch đậu khấu và miếng quế vào cùng.
- Đun sôi hỗn hợp trên với lửa nhỏ.
- Lọc lấy nước và cho thêm 1 ít mật ong và nước cốt chanh để dễ uống hơn.
Lưu ý khi sử dụng cây sả
Khi sử dụng cây sả để thực hiện những bài thuốc dân gian hoặc hỗ trợ điều trị 1 số triệu chứng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Rửa sạch cây sả sạch sẽ trước khi sử dụng. Bởi vì cây sả có thể chứa vi khuẩn, sâu bệnh và hàm lượng thuốc trừ sâu…
- Công dụng các bài thuốc dân gian từ sả còn tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người. Do đó trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn. Nếu cơ địa của bạn không hợp hoặc dị ứng với cây sả thì hãy dừng ngay lập tức để tránh hiệu quả không mong muốn.
- Cây sả có tính ấm giúp thải độc, tiết mồ hôi nên những người có triệu chứng như cảm lạnh, ho, hắt hơi…có thể sử dụng cây sả để điều trị.
- Không sử dụng sả để xông hơi khi bị cảm nắng.
Như vậy với những thông tin về cây sả, hy vọng bạn sẽ biết thêm nhiều bài thuốc dân gian từ sả bổ ích. Liên hệ ngay với chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức mới nhé.
Nội dung liên quan: