Cây rau má: công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi dùng

Cây rau má ngoài được sử dụng trong ăn uống hàng ngày, loại cây này còn được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý ở người. Vậy rau má mang lại những công dụng gì? Cách sử dụng cây rau má để mang lại hiệu quả tốt? Có những bài thuốc từ rau má nào? Khi sử dụng rau má cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về cây rau má qua bài viết dưới đây.

Cây rau má - dược liệu điều trị nhiều bệnh lý ở người
Cây rau má – dược liệu điều trị nhiều bệnh lý ở người

Thông tin về cây rau má

Rau má từ lâu đã được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là đặc điểm, thành phần, cách thu hái và sơ chế cây rau má.

Đặc điểm của cây rau má

Cây rau má thuộc loại thân thảo, cây có màu xanh lá, thân cây nhỏ. Lá của cây có phần cuống dài từ 10cm đến 12cm, phần gốc lá rộng từ 2cm đến 4cm. Phiến lá có hình dạng tai bèo tròn, lá có gân hình chân vịt.

Lá của cây rau má
Lá của cây rau má

Hoa của cây rau má có màu trắng, mọc thành từng cụm hoa tán đơn, cụm hoa này gồm nhiều hoa rất nhỏ. Quả của cây dẹt và có hình mắt lưới, sau 3 tháng thì quả của rau má chín muồi.

Thành phần

Cây rau má chứa nhiều loại vitamin như: vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin C, vitamin K,… Trong rau má còn chứa nhiều khoáng chất như: sắt, photpho, kẽm, canxi, magie, kali, mangan. Bên cạnh đó, rau má còn chứa các hợp chất như beta carotene, saccharide, alkaloid,….

Ngoài ra, rau má chứa nhiều nước, qua nghiên cứu cứ 100g nước chiết xuất từ rau má thì chứa 88,2g nước. Cây rau má còn nhiều dưỡng chất như: chất xơ, chất đạm, tinh bột,…

Phân bố

Cây rau má mọc bò, thường mọc hoang hoặc được trồng ở những nơi có đất ẩm ướt. Rau má phân bố nhiều ở châu Á, các quốc gia nằm ở quần đảo Thái Bình Dương,… Tại Việt Nam, cây rau má được trồng khắp các tỉnh ở nước ta, đặc biệt được trồng nhiều tại TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang.

Thu hái và sơ chế

Sau khi quả của cây rau má chín là thời điểm bắt đầu thu hoạch rau má, người ta thu hoạch cả phần thân lẫn phần lá. Sau khi thu hái, loại bỏ những lá vàng và mang đi rửa sạch sẽ. Tiếp theo, để rau má ráo nước rồi mang đi phơi khô làm dược liệu, ngoài ra có thể sử dụng rau má tươi.

Bảo quản

Đối với rau má tươi, sau khi rửa sạch sẽ thì cho rau má vào trong giấy báo rồi gói rau lại kỹ càng. Tiếp theo cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Đối với rau má phơi khô, nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và không tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

Công dụng của cây rau má

Cây rau má mang lại những công dụng gì?
Cây rau má mang lại những công dụng gì?

Cây rau má đem lại nhiều công dụng hiệu quả trong việc điều trị một số triệu chứng và bệnh lý ở người. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của loại dược liệu này.

Làm lành vết thương

Thành phần saponin có trong cây rau má giúp tổng hợp được fibronectin và collagen với hàm lượng lớn. Việc tổng hợp này giúp thúc đẩy sự hình thành các tế bào da.  Chính vì thế, sử dụng rau má giúp vết thương nhanh chóng làm lành.

Cải thiện các vấn đề về tim

Cây rau má có công dụng trong việc cải thiện và chấm dứt các cơn đau thắt tim hiệu quả. Hơn nữa, các dưỡng chất trong rau má còn gia tăng tính đàn hồi của mạch máu và cải thiện sự tuần hoàn ở các tĩnh mạch. Điều này, mang lại một trái tim khỏe mạnh.

Giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi

Các thành phần có trong cây rau má giúp cải thiện tình trạng rối loạn tâm thần, giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện và ngăn ngừa trầm cảm. Rau má giúp an thần, thả lỏng cơ thể và đầu óc. Hơn nữa, sử dụng rau má còn cải thiện hiệu quả trí nhớ.

Rau má có công dụng trong việc giảm căng thẳng mệt mỏi
Rau má có công dụng trong việc giảm căng thẳng mệt mỏi

Cải thiện tình trạng của dạ dày

Dưỡng chất bên trong cây rau má có tác dụng giảm đau dạ dày hiệu quả và nhanh chóng. Hơn nữa, dưỡng chất của rau má còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động của dịch vị. Điều này giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Cải thiện một số vấn đề về gan

Với hàm lượng dưỡng chất đa dạng và dồi dào, cây rau má có công dụng trong việc cải thiện hiệu quả các vấn đề về gan. Rau má giúp giải độc gan hiệu quả, điều này giúp cơ thể loại bỏ được các độc tố ra bên ngoài. Hơn nữa, rau má còn cải thiện tình trạng viêm gan, vàng da, suy gan,…

Cải thiện các vấn đề về phổi và bệnh liên quan đến đường hô hấp

Rau má có công dụng trong việc điều trị một bệnh liên quan đến phổi như: viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Rau má còn cải thiện các bệnh liên quan đến đường hô hấp như: viêm họng, ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm, viêm đường hô hấp,….

Cách sử dụng của cây rau má

Rau má tuy mang lại nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý ở người, nhưng phải sử dụng đúng cách mới mang lại hiệu quả. Một số cách sử dụng cây rau má hiệu quả.

Nước ép từ rau má

Sử dụng rau má ép thành nước uống là cách sử dụng phổ biến hiện nay và mang lại hiệu quả cao. Để ép nước rau má cần sử dụng từ 150g đến 200g rau má tươi. Trước khi ép cần rửa rau má sạch sẽ. Sau đó, cho thêm lượng đường và đá phù hợp để dễ uống.

Uống nước ép rau má giúp cải thiện sức khỏe
Uống nước ép rau má giúp cải thiện sức khỏe

Trà rau má

Để làm trà rau má, cần chuẩn bị từ 30g đến 40g rau má khô. Sau đó, cho lượng rau má khô đã chuẩn bị vào bình trà đã đựng nước nóng. Hãm trà trong vòng 15 phút có thể rót uống. Uống trà rau má hàng ngày để cải thiện tình trạng của cơ thể.

Bài thuốc trị bệnh bằng cây rau má

Với nhiều công dụng mang lại, cây rau má được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị một số triệu chứng, bệnh lý ở người. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ rau má.

Bài thuốc trị đau lưng và đau bụng kinh

Sử dụng từ 50g đến 100g rau má khô, sau đó tán nhuyễn thành bột.  Mỗi ngày, sử dụng 30g bột rau má pha với nước nóng để uống. Uống thuốc mỗi ngày 1 lần và uống vào buổi sáng.

Bài thuốc trị mụn nhọt

Bài thuốc gồm có: rau má 50g, lá gấc 50g. Tiến hành giã nhỏ rau má và lá gấc đã chuẩn bị. Sau khi giã nhỏ hỗn hợp, cho thêm một ít muối vào và trộn đều hỗn hợp.

Đắp hỗn hợp thuốc lên vị trí mụn nhọt rồi sử dụng băng gạc hoặc vải sạch băng lại. Mỗi ngày thay thuốc 2 lần và đắp thuốc đến khi mụn nhọt hết hẳn.

Bài thuốc trị nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu

Bài thuốc gồm có: rau má 12g, trái Nhàu 20g, củ gấu 12g, Hau muôi trần 10g. Cho tất cả các vị thuốc vào 500ml nước để sắc thuốc. Sắc thuốc còn 250ml nước để uống. Uống 2 lần mỗi ngày và nên uống thuốc khi còn nóng để mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Bài thuốc giúp an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi

Bài thuốc gồm có: rau má khô 7g, vỏ bưởi, Thảo quyết minh và trái Nhàu khô mỗi vị thuốc 20g, Thổ phụ linh 11g, gừng tươi sắc thành 3 lát mỏng. Cho tất cả các vị thuốc vào 500ml nước lọc để tiến hành sắc thuốc.

Sắc thuốc khi còn lại 250ml nước thuốc. Uống thuốc đều đặn mỗi ngày để đẩy lùi và nâng cao chất lượng giấc ngủ và giúp cơ thể không còn căng thẳng.

Bài thuốc điều trị tình trạng tiểu ra máu

Bài thuốc gồm có: 20g rau má, 20g Ích mẫu thảo. Rửa sạch hai vị thuốc trước khi tiến hành giã nát. Sau khi giã nát thì tiến hành vắt lấy nước để uống, uống đến khi tình trạng tiểu ra máu hết hẳn.

Bài thuốc trị vàng da do thấp nhiệt

Bài thuốc gồm có: 30g đến 40g rau má tươi, 30g đường phèn. Cho lượng rau má và đường phèn đã chuẩn bị vào 250ml nước lọc để tiến hành sắc. Sắc đến khi đường phèn tan hết rồi uống thuốc khi còn nóng.

Bài thuốc từ rau má giúp cải thiện tình trạng vàng da do thấp nhiệt
Bài thuốc từ rau má giúp cải thiện tình trạng vàng da do thấp nhiệt

Bài thuốc trị áp xe vú giai đoạn đầu

Bài thuốc gồm có: 30g rau má. 20g vỏ cau. Cho 2 vị thuốc vào nước để tiến hành sắc thuốc để uống. Để tăng thêm hiệu quả và nhanh chóng cải thiện tình trạng áp xe cho thêm một ít rượu pha vào nước thuốc uống.

Bài thuốc điều trị viêm gan cấp tính

Sử dụng từ 120g đến 150g rau má tươi, rửa sạch rau má với nước lọc nhiều lần rồi cho lượng rau má đã chuẩn bị vào 200ml nước lọc để nấu. Uống nước thuốc khi bụng đói để thuốc phát huy được tuyệt đối công dụng. Uống thuốc đều đặn trong vòng 1 tháng để cải thiện tình trạng viêm gan cấp tính.

Bài thuốc chữa lành chấn thương phần mềm gây sưng tấy

Sử dụng 180g rau má tươi, rồi tiến hành vò nát và vắt lấy nước để uống. Cho lượng nước cốt rau má vừa vắt vào một ít rượu. Uống thuốc đều đặn hàng ngày đến khi các vết thương không còn sưng tấy.

Lưu ý khi sử dụng cây rau má

Khi sử dụng cây rau má cần lưu ý những vấn đề gì? Một số lưu ý khi sử dụng loại dược này.

Tác hại khi lạm dụng rau má

Việc lạm dụng rau má làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cây rau má vốn có tính hàn, nên khi sử dụng quá liều lượng khiến lạnh bụng và bị tiêu chảy. Hơn nữa, khi sử dụng rau má không đúng cách cũng gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa…

Lạm dụng quá nhiều rau má khiến cho việc thụ thai trở nên khó khăn. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai nếu sử dụng nước rau má khiến cho nguy cơ sảy thai cao.

Các trường hợp thận trọng khi sử dụng

Trường hợp phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng rau má, vì dễ gây ra sảy thai. Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng rau má vì dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ cùng trẻ sơ sinh. Để tránh trường hợp xấu xảy ra, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng rau má
Phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng rau má

Trường hợp đang sử dụng bất thuốc tây hoặc thực phẩm chức năng cần thận trọng khi sử dụng rau má vì loại dược liệu này có tương tác với một số thuốc. Vì vậy, cần hỏi ý kiến của bác sĩ và người có chuyên môn cao trước khi sử dụng rau má.

Trên đây là thông tin về cây rau má, loại dược liệu mang lại nhiều công dụng hữu ích trong điều trị một số triệu chứng, bệnh lý ở người. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện tình trạng của bản thân khi sử dụng loại dược liệu này.

Nguồn bài viết: https://channguyen.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *