Cây mía đỏ và 9 công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Cây mía đỏ ngoài được sử dụng làm đường mía, loại cây này còn được sử dụng để làm dược liệu trị bệnh. Các bài thuốc từ mía đỏ mang lại tác dụng nhanh chóng. Vậy cây mía đỏ có những công dụng nổi bật gì? Khi sử dụng loại dược liệu này cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng Phòng Khám Chân Nguyên tìm hiểu qua bài viết sau.

Thông tin về cây mía đỏ

Cây mía đỏ từ lâu đã được biết đến với hình dạng đặc trưng và nổi bật. Dưới đây là đặc điểm, sự phân bố, thu hái và cách sơ chế loại dược liệu này.

Đặc điểm của cây mía đỏ

Thân của cây mía đỏ có nhiều đốt
Thân của cây mía đỏ có nhiều đốt

Cây mía đỏ thuộc loại thân rễ, thân cây mía hình trụ và có đường kính từ 2cm đến 5cm, trên thân có nhiều đốt. Thân của mía đỏ có chiều cao trung bình từ 2m đến 3m, một số giống cây mía  đỏ có thân cao đến 4m hoặc 5m. Thân mía đỏ được hợp lại từ nhiều đốt mía, chiều dài của mỗi dóng mía từ 15cm đến 20cm.

Lá của mía đỏ thuộc loại lá đơn, lá gồm có phần bẹ lá và phần phiến lá. Phần bẹ lá ôm kín lấy thân của cây, bẹ lá rộng và có nhiều lông. Phần phiến lá có hai bên mép chứa nhiều gai nhỏ. Mặt trên của phần phiến lá cứng và có nhiều lông nhỏ.

Hoa của mía đỏ mọc thành chùm dài tại vị trí trên cùng của thân cây. Hoa của mía đỏ có hình chiếc quạt mở, mỗi hoa đều có nhụy cái và nhị đực. Tùy vào giống mía đỏ mà cây có hoa nhiều hoặc hoa ít.

Thành phần của cây mía đỏ

Thân của cây mía đỏ chứa từ 7% đến 10% Sacaroza, 0.5% chất béo, 0.5% tro và 0.22% protein. Vỏ của cây mía chứa hàm lượng cao chất béo, các chất béo có trong vỏ cây mía như: axit stearic, axit oleic, axit citric, lexitin,… Lá mía khô chứa đến 0,1% hàm lượng axit Xyanhydric.

Nước mía chứa nhiều thành phần hữu ích như: K2O, glucose, axit lactic, galactoxyl an,…. Đặc biệt trong nước mía của cây mía đỏ chứa đến 20% thành phần Sucrose.

Đặc điểm phân bố của cây mía đỏ

Mía đỏ phân bố nhiều tại Ấn Độ, Cuba và một số quốc gia ở châu Mỹ. Tại Việt Nam, mía đỏ được trồng nhiều tại các tỉnh thành miền Trung như: Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Quảng Nam,… và tại các tỉnh miền Bắc như: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình.

Thu hái và sơ chế cây mía đỏ

Cây mía đỏ mang lại những công dụng nổi bật gì?
Cây mía đỏ mang lại những công dụng nổi bật gì?

Sau 11 tháng đến 18 tháng trồng mía đỏ thì cây được tiến hành thu hoạch lấy phần thân cây. Sau khi thu hoạch, thân cây được sơ chế làm dược liệu theo 3 dạng khác nhau như: chặt nhỏ từng đốt của thân, dạng syrup và dạng nước.

Công dụng của cây mía đỏ

Từ lâu, cây mía đỏ đã được biết đến với nhiều công dụng trị một số bệnh lý ở người. Một số công dụng nổi bật của dược liệu này gồm có:

  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường.
  • Phòng ngừa ung thư.
  • Chữa trị cảm cúm và cảm lạnh.
  • Chữa bệnh vàng da.
  • Giúp thanh lọc cơ thể và bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Cải thiện các vấn đề liên quan đến tiêu hóa: khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón,…
  • Điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày: trào ngược dạ dày, đau dạ dày,…
  • Điều trị tình trạng viêm họng cấp và mãn tính.
  • Hạn chế tình trạng sâu răng.

Bài thuốc điều trị bằng cây mía đỏ

Với nhiều công dụng mang lại, cây mía đỏ được sử dụng trong một số bài thuốc điều trị các triệu chứng, bệnh lý ở người. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bằng mía đỏ tiêu biểu.

Bài thuốc trị ho khan có đờm, viêm họng và táo bón

Bài thuốc gồm có: 200ml nước mía cây mía đỏ và 60g gạo. Mang gạo vo sạch và tiến hành nấu thành cháo loãng. Sau khi cháo đã bung đều hạt thì cho nước mía vào đun cho đến khi sôi rồi tắt bếp. Ăn cháo khi còn nóng để cải thiện tình trạng của cơ thể.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể

Uống nước mía giúp thanh nhiệt, giải độc
Uống nước mía giúp thanh nhiệt, giải độc

Chuẩn bị từ 200ml đến 300ml nước mía và 4 đến 5 lát gừng thái mỏng. Cho các lát gừng vào nước mía đã chuẩn bị để tiến hành đun sôi. Uống nước khi còn nóng để nước thuốc phát huy hết tác dụng đối với cơ thể.

Bài thuốc giúp cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ hô hấp

Bài thuốc gồm có: 100g nước mía, 100g củ cải, 50g Bách hợp. Cho Bách hợp vào 200ml nước lọc để đun sôi, sau khi nước sôi tiến hành cho nước mía và củ cải vào. Tiếp tục, đun cho đến khi hỗn hợp nước thuốc sôi thì tắt bếp và uống từ 1 tiếng đến 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Bài thuốc trị nôn mửa, mất nước cơ thể nhiều

Bài thuốc gồm có: 150ml nước mía, 1 củ gừng tươi. Tiến hành giã nhuyễn củ gừng để quắt lấy nước cốt. Sau đó, cho lượng nước cốt gừng quắt được vào 150ml nước mía để uống và chia thành 2 đến 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể

Cây mía đỏ còn có khả năng cải thiện tình trạng mệt mỏi
Cây mía đỏ còn có khả năng cải thiện tình trạng mệt mỏi

Chuẩn bị 500ml nước mía và 2 quả trứng gà. Cho 500ml nước mía lên bếp tiến hành đun sôi, sau đó đập 2 quả trứng vào nước mía đun sôi. Nên ăn khi còn nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp tay chân lạnh, cần chuẩn bị từ 3 lát đến 5 lát gừng tươi. Cho các lát gừng tươi vào đun sôi với nước mía rồi tiến hành đập trứng vào nồi đun đến khi sôi thì tắt bếp.

Bài thuốc trị các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, nước tiểu vàng và hơi thở có mùi hôi

Bài thuốc gồm có: 300ml nước mía được cô đặc, 40g vỏ cây đại, 8g phèn chua đã được tán nhuyễn. Tiến hành sao vàng và tán mịn thành bột đối với vỏ cây đại. Tiếp theo cho 3 vị thuốc trộn đều và vo tròn thành các viên uống khoảng 0,5g.

Mỗi ngày uống 2 lần, 1 lần vào sáng sớm và 1 lần uống trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 8 viên thuốc. Sử dụng thuốc đến khi tình trạng của cơ thể khỏi hẳn.

Bài thuốc trị bàng quang thấp nhiệt, viêm đường tiết niệu

Bài thuốc gồm có: 300g thân mía đỏ, 200g Mã đề và 150g râu ngô. Tiến hành lùi sơ thân mía rồi cắt thành các khúc nhỏ. Tiếp theo cho các thảo dược vào 500ml nước lọc để sắc thành thuốc uống. Uống thuốc đều đặn hàng ngày để cải thiện nhanh chóng tình trạng của cơ thể.

Bài thuốc từ cây mía đỏ giúp cải thiện viêm đường tiết niệu hiệu quả

Bài thuốc cải thiện tình trạng căng thẳng mệt mỏi, mất ngủ, da khô

Cây mía đỏ rất tốt cho sức khỏe
Cây mía đỏ rất tốt cho sức khỏe

Bài thuốc gồm có: 100ml nước mía, 200g rau má, 1 quả dừa xiêm. Đối với 200g rau má cần tiến hành xoay để lọc lấy nước uống. Pha nước mía, nước rau má và nước dừa xiêm lại với nhau và khuấy đều để uống.

Uống nước thuốc trước khi đi ngủ, nên pha trước khi uống và không nên pha sẵn để uống vì dễ làm giảm hiệu quả của nước thuốc. Có thể cho thêm mật ong hoặc sữa ong chúa vào hỗn hợp nước thuốc để dễ uống.

Bài thuốc phòng hậu bệnh sởi

Bài thuốc gồm có: 2 đốt thân của mía đỏ, 40g sắn dây và 20g rau mùi. Cho tất cả các dược liệu vào 2 bát đầy nước để sắc thành thuốc. Sắc đến khi còn lại 1 bát nước thuốc thì tắt bếp. Uống nước thuốc khi còn nóng và uống đều đặn hàng ngày để phòng hậu bệnh sởi.

Lưu ý khi sử dụng cây mía đỏ

Mía đỏ vốn lành tính, có tính mát nên không gây kích ứng và các tác dụng phụ đối với người dùng. Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của người dùng, nếu trong quá trình sử dụng có các dấu hiệu bất thường bên ngừng sử dụng tiếp mía đỏ. Trong trường hợp này bạn cần đến cơ sở y tế để hỏi ý kiến của bác sĩ.

Đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần thận trọng khi sử dụng dược liệu mía đỏ này. Vì vậy, để tránh các vấn đề ảnh hưởng đến cả mẹ và trẻ sơ sinh, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là thông tin về cây mía đỏ, một dược liệu với nhiều công dụng trị bệnh ở người. Hy vọng, bài viết giải đáp được vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện tình trạng của cơ thể khi sử dụng loại dược liệu này nhé.

Bài viết liên quan:

Công dụng của cây ngũ gia bì

Những công dụng tuyệt vời của cây thông

Đinh lăng: Thành phần và một số bài thuốc trị bệnh

Rate this post
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *