Cây keo được trồng phổ biến tại nhiều khu vực nước ta. Không chỉ được dùng sản xuất đồ nội thất, cây còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy bài viết sau đây Phòng Khám Chân Nguyên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng, đặc điểm cũng như cách sử dụng của cây keo.
Giới thiệu về cây keo
Cây keo là cây trồng phổ biến tại Việt Nam, mang đến nhiều công dụng khác nhau. Dưới đây là những thông tin cơ bản về cây keo.
- Tên thông thường: Cây keo thường được gọi với những cái tên như Acacia senegal, Acacia verek, Bum Senegal, Bomme Arabique, Bomme de Senegal, Acacia arabica, Arbre à Gomme Arabique, Bummae Momosae, Goma Arábiga. Cây có tên khoa học là Vachellia nilotica.
- Đặc điểm hình thái:Keo là cây thân gỗ, có khả năng sinh trưởng tại những vùng đất có thời tiết khắc nghiệt, đất nghèo dinh dưỡng. Cây có hoa màu kem hoặc màu vàng, hoa gồm 5 cánh. Keo có nhiều loại khác nhau, một số loại sống ở khu vực khô cằn thường sẽ có gai.
- Phân bổ: Cây keo hiện được trồng rộng rãi tại nhiều khu vực khác nhau tại Việt Nam, đặc biệt phổ biến tại miền Bắc.
- Bào chế: Cây keo thường được bào chế thành dạng bột để uống.
Phân loại cây keo
Keo có nhiều loại, gồm keo dậu, keo lai, keo vàng. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng như:
- Keo lai có khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh, chất lượng gỗ tốt nên cho hiệu quả kinh tế cao. Keo lai có khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là thời tiết khô hạn, chống chịu sâu bệnh tốt. Keo lai thường được trồng tại các vùng thuộc miền Nam như Bình Phước.
- Keo dậu: Cây được trồng chủ yếu để dùng làm cảnh, thu hoạch gỗ. Vỏ cây màu xám, tán cây xum xuê. Keo dậu có khả năng chịu hạn tốt, phát triển nhanh. Tại nhiều vùng ở nước ta, keo dậu thường bị coi là loài thực vật xâm hại.
- Keo vàng: Cây thuộc họ đậu, phân bố chủ yếu ở các khu vực thuộc nước Úc. Cây thường được trồng nhiều tại các vùng có khí hậu ôn đới, vỏ cây được dùng để thu hoạch tanin.
Công dụng của cây keo
Cây keo được sử dụng hỗ trợ điều trị những bệnh lý như:
- Cholesterol cao.
- Hội chứng ruột kích thích (IBS).
- Bệnh tiểu đường.
- Giảm cân.
- Tổn thương gan.
Bên cạnh những công dụng trên, cây keo còn được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Theo đó, bạn có thể thăm hỏi bác sĩ để biết thêm về công dụng chữa bệnh của cây.
Cơ chế hoạt động của cây keo là gì
Hiện nay, chưa ghi nhận trường hợp nào gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thảo dược này. Đặc biệt, cây keo có hàm lượng chất xơ cao tạo cho người dùng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân và làm hạ hàm lượng cholesterol trong máu cao. Bên cạnh đó, cây keo còn có chứa hàm lượng lớn Acetaminophen (thuốc giảm đau) giúp bảo vệ các bộ phận nội tạng. Tuy có nhiều công dụng tốt nhưng để đảm bảo hiệu quả, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chủ trị.
Liều dùng của cây keo
Tùy đối tượng, tình trạng bệnh, độ tuổi mà bác sĩ sẽ kê liều dùng phù hợp cho bệnh nhân. Để biết liều dùng chính xác khi sử dụng, bạn có thể thảo luận thêm với bác sĩ, thầy thuốc khi thăm khám.
Một số bài thuốc dùng cây keo chữa bệnh
Cây keo được dùng nhiều trong một số bài thuốc Đông y chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc được dùng phổ biến.
Bài thuốc trị giun đũa
Keo dậu được biết đến với khả năng chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm, đặc biệt là các bệnh về đường tiêu hóa. Hạt keo dậu có khả năng trị các bệnh liên quan đến giun đũa, giúp loại bỏ giun ký sinh trong cơ thể.
- Chuẩn bị: Hạt keo dậu già 50g.
- Cách thực hiện: Rang hạt keo đến khi hạt nở, tỏa mùi thơm. Sau đó đem hạt đã rang tán thành bột, dùng uống liên tục trong 3 ngày.
Điều trị yếu sinh lý và tiểu đường
Trong số các công dụng chữa bệnh, cây keo được biết đến là thần dược chữa tiểu đường và yếu sinh lý. Không chỉ giúp tăng cường sinh lý, nâng cao ham muốn tình dục, bài thuốc từ cây keo còn hỗ trợ điều trị tiểu đường, làm giảm các triệu chứng của bệnh. Để trị bệnh, bạn có thể thực hiện theo các bước gồm:
- Chuẩn bị: Hạt keo dậu già 50g.
- Thực hiện: Rang hạt cây đến khi khô, tán mịn, ngày dùng 2 lần. Nên áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 ngày. Sau đó, ngưng dùng trong khoảng 2 – 3 ngày rồi sử dụng tiếp để cơ thể quen dần với thuốc.
Trị chứng vàng da và thiếu máu
Cây keo có chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, giúp giải độc cơ thể, chữa bệnh vàng da và thiếu máu. Dưới đây là chi tiết bài thuốc trị bệnh.
- Chuẩn bị: Sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng), củ mài (hoài sơn), mỗi vị 12g, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu), ô tặc cốt (mai mực), hạt keo dậu, mỗi vị 6g.
- Thực hiện: Các nguyên liệu mang rửa sạch, đem sắc với lượng nước phù hợp. Thuốc sôi bắc ra để nguội, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Tác dụng phụ
Cây keo là dược liệu lành tính, có nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Khó tiêu
- Buồn nôn
- Sưng phù
- Buồn nôn buổi sáng, chướng bụng, tiêu chảy nhẹ.
Trên đây là một số triệu chứng hiếm gặp mà người dùng có thể gặp phải khi sử dụng thuốc chế từ cây keo. Nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn hướng chữa trị phù hợp.
Lưu ý khi sử dụng cây keo chữa bệnh
Để đạt được hiệu quả chữa bệnh cao nhất, bạn cần dùng thuốc đúng liều, đúng cách. Dưới đây là một số điều người bệnh cần ghi nhớ khi dùng cây keo chữa bệnh.
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú muốn sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.
- Không nên dùng cây thuốc cùng thời điểm với các loại thuốc Tây khác.
- Người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần, hoạt chất nào có trong cây keo.
- Nếu có tiền sử bệnh lý, bạn cần thăm khám và hỏi thăm ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc chữa bệnh.
- Bạn cần tránh dùng cây keo với amoxicillin (Amoxil®, Trimox®).
Trên đây là những thông tin chi tiết về đặc điểm, công dụng, lưu ý khi sử dụng cây keo. Tuy đây là cây dược liệu lành tính nhưng nếu có nhu cầu sử dụng cây thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, chuyên gia để được tư vấn về liều dùng phù hợp.
Bài viết liên quan:
Công dụng và cách sử dụng của cây mía đỏ