Cây cỏ mực: công dụng, cách sử dụng và lưu ý khi sử dụng

Cây cỏ mực được biết đến là một thảo dược được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị một số bệnh ở người. Loại thảo dược này có những công dụng đặc biệt gì? Có những bài thuốc trị bệnh bằng cây cỏ mực hiệu quả nào? Khi sử dụng cây cỏ mực cần lưu ý những vấn đề gì? Cùng tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin chi tiết về dược liệu này.

Thông tin cơ bản về cây cỏ mực

Cây cỏ mực(cây nhọ nồi)
Cây cỏ mực(cây nhọ nồi)

Cây cỏ mực từ lâu đã được biết đến với vô số công dụng điều trị nhiều triệu chứng, bệnh lý ở người. Dưới đây là thông tin về đặc điểm, thành phần, phân bố, cách thu hái và sơ chế dược liệu cỏ mực.

Đặc điểm của cây cỏ mực

Cây cỏ mực thường mọc bò và mọc thẳng đứng, cây có chiều cao từ 0.2m đến 0.4m, nhiều cây có thể cao đến 0.8m.  Thân của cây có nhiều lông cứng và thưa, thân có màu nâu, màu xanh lục và màu đỏ tía.

Lá của cây không có phần cuống, chiều dài của lá khoảng 1.5cm và chiều rộng khoảng 0.8cm, mép lá có răng cưa, một số lá có phần mép nguyên. Hai mặt của lá đều phủ lông dài, lá của cây mọc đối với nhau.

Hoa của cỏ mực có màu trắng, hoa mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cây có 2 loại hoa là hoa cái và hoa lưỡng tính. Hoa cái mọc ở phía ngoài và hoa lưỡng tính mọc ở giữa. Quả của cây dài khoảng 3mm và rộng khoảng 15mm, quả có màu đen và thường có 3 cạnh. Quả có hình dẹt và thường bị cụt đầu.

Thân cây cỏ mực trưởng thành có màu đỏ tía
Thân cây cỏ mực trưởng thành có màu đỏ tía

Thành phần của cây cỏ mực

Cây cỏ mực chứa hàm lượng lớn tinh dầu, tanin, wedelolacton, caroten và thành phần khá giống vitamin K. Trong đó, thành phần wedelolacton có trong cỏ mực có thể tách được dưỡng chất metyl wedelolacton. Với thành phần khá giống vitamin K giúp phòng ngừa bệnh xuất huyết tử cung.

Phân bố

Cây cỏ mực phân bố nhiều tại một số nước thuộc khu vực Nam Á như: Trung Quốc, Pakistan, Việt Nam, Ấn Độ,… Tại nước ta, cỏ mực mọc ở các bụi cỏ, ven đường,… tại những vùng thôn quê.

Thu hái và sơ chế

Tất cả các bộ phận của cây cỏ mực được thu hái để làm thuốc
Tất cả các bộ phận của cây cỏ mực được thu hái để làm thuốc

Cây cỏ mực được thu hái quanh năm, tất cả các bộ phận của cây đều được thu hoạch để làm thuốc. Khi thu hoạch, cỏ mực được rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và đất bám trên cây. Sau khi được rửa sạch, cỏ mực được mang đi phơi khô để làm dược liệu chữa bệnh.

Công dụng của cây cỏ mực

Cây cỏ mực mang đến nhiều công dụng đáng kinh ngạc. Dưới đây là một số công dụng nổi bật của loại dược liệu này.

Trị mụn nhanh chóng

Cây cỏ mực là thảo dược có tính mát, điều này giúp cỏ mực điều trị hiệu quả các vấn đề về da, đặc biệt là trị mụn nhanh chóng. Cỏ mực còn có tác dụng điều trị tình trạng sốt phát ban và trường hợp bị nổi mề đay.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Cỏ mực với hàm lượng các hợp chất hữu cơ cao, điều này giúp cân bằng hệ tiêu hóa ở người. Sử dụng cỏ mực cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, khắc phục tình trạng khó tiêu và đẩy lùi chứng táo bón.

Điều trị các bệnh liên quan đến hô hấp

Cỏ mực giúp điều trị nhanh chóng tình trạng cảm cúm
Cỏ mực giúp điều trị nhanh chóng tình trạng cảm cúm

Các thành phần có trong cỏ mực giúp tan đờm, điều trị bệnh cảm cúm và triệu chứng cảm lạnh nhanh chóng. Thảo dược này còn loại bỏ nhiễm trùng giúp làm dịu niêm dịch.

Cây cỏ mực có công dụng trong việc điều trị ho nhanh chóng. Sử dụng cỏ mực còn giúp giảm đau họng, giảm sưng amidan hiệu quả. Để nhanh chóng điều trị các cơn ho dai dẳng, cỏ mực thường được kết hợp với một số vị thuốc khác.

Cải thiện các vấn đề của mắt

Cây cỏ mực chứa hàm lượng Beta- carotene cao, đây là dưỡng chất giúp đôi mắt khỏe mạnh. Dược liệu này con ngăn ngừa bệnh thoái hóa ở mắt, hơn nữa sử dụng cỏ mực giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh đục thủy tinh thể.

Kháng vi sinh vật hiệu quả

Các thành phần trong cây cỏ mực giúp kháng vi sinh vật hiệu quả, điều này giúp đẩy lùi và ngăn ngừa một số loại bệnh ở người. Dược liệu này có khả năng kháng lại 9 loại vi khuẩn trong đó có vi khuẩn E.coli và vi khuẩn tụ cầu khuẩn vàng.

Giảm nhiễm trùng bàng quang

Các thành phần có khả năng chống vi khuẩn của cỏ mực ở  hàm lượng cao, điều này giúp giảm nhiễm trùng bàng quang hiệu quả. Công dụng giảm nhiễm trùng bàng quang nhanh chóng của dược liệu giúp phục hồi lại chức năng của bàng quang.

Trị sỏi thận và suy thận

Cỏ mực có công dụng điều trị hiệu quả tình trạng sỏi thận
Cỏ mực có công dụng điều trị hiệu quả tình trạng sỏi thận

Một trong các công dụng đặc trưng của cỏ mực là điều trị tình hiệu quả tình trạng suy thận và sỏi thận. Giúp người bệnh phục hồi lại các chức năng của thận trong thời gian ngắn và ngăn ngừa được các nguy hại do sỏi thận gây ra.

Ngăn ngừa ung thư

Chiết xuất cồn trong lá của cỏ mực giúp phá vỡ phân tử ADN trong các tế bào ung thư có tác dụng kiềm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư và loại bỏ các tác động của chúng trên cơ thể con người. Điều này giúp kiềm hãm sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là tế bào ung thư gan. Chính vì vậy, cỏ mực có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và tái phát ung thư.

Bên cạnh đó, cỏ mực còn có tác dụng trong việc cầm máu và làm đen tóc hiệu quả, nhanh chóng. Ngoài ra, cỏ mực còn có công dụng điều trị các triệu chứng và một số bệnh lý như: suy nhược cơ thể; tiểu ra máu; rong kinh; xuất huyết tử cung;…

Bài thuốc điều trị bằng cây cỏ mực hiệu quả

Từ lâu, cỏ mực đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị một số triệu chứng, bệnh lý ở người. Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bằng cây cỏ mực hiệu quả.

Điều trị gan nhiễm mỡ

Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ do béo phì gồm có: cỏ mực 25g, Nữ trinh tử 18g, Lá sen 15g; Đương quy và Trạch tả mỗi vị 13g; Đại hoàng 6g. Mang tất cả các thảo dược sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống và uống thuốc sau khi ăn.

Bài thuốc trị gan nhiễm mỡ do uống rượu bia: cỏ mực 25g, Cát căn 30g; Nữ trinh tử 18g; Bồ công anh và Chỉ củ tử mỗi vị 15g; Đương quy và Trạch tả mỗi vị 13g. Mang bài thuốc sắc thành nước thuốc để uống đều đặn hàng ngày. Mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn.

Điều trị bệnh lang ben

Áp dụng bài thuốc từ cây cỏ mực để điều trị lang ben
Áp dụng bài thuốc từ cây cỏ mực để điều trị lang ben

Bài thuốc gồm có: 35g cỏ mực, 15g Bạch chỉ, 14g Đảng sâm, 14g Đan sâm, 12g Bạch truật, 10g Xích thược, 10g Đương quy, 35g Hà thủ ô và 5g Thiền thoái. Mang bài thuốc sắc thành nước uống đều đặn trong vòng 3 ngày đến 5 ngày tình trạng bệnh được cải thiện. Sử dụng trong vòng 3 tháng để đẩy lùi tình trạng lang ben ở da.

Điều trị ho ra máu

Bài thuốc gồm có: cỏ mực 20g; Bạch cập 15g và A giao 10g. Cho cỏ mực và Bạch cập sắc trước rồi mới cho A giao vào. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, chia làm 2 lần uống. Sử dụng đều đặn trong 7 ngày để cải thiện nhanh chóng tình trạng ho ra máu.

Điều trị viêm họng

Bài thuốc trị viêm họng gồm có: Cỏ mực, Bồ công anh mỗi vị 25g; Kim ngân 20g; Cam thảo đất và hạt rẻ quạt mỗi vị 15g. Tiến hành sắc bài thuốc thành nước để uống hàng ngày. Uống đều đặn trong vòng từ 3 ngày đến 4 ngày tình trạng viêm họng được đẩy lùi.

Bài thuốc từ cỏ mực giúp điều trị viêm họng hiệu quả
Bài thuốc từ cỏ mực giúp điều trị viêm họng hiệu quả

Điều trị sốt phát ban và sốt cao

Để điều trị sốt phát ban cần sử dụng từ 50g đến 60g cỏ mực khô sắc lấy nước thuốc uống hàng ngày. Mỗi ngày chia làm 3 lần uống, uống cho đến khi đẩy lùi được triệu chứng bệnh.

Bài thuốc điều trị sốt cao gồm có: 20g cỏ mực, 20g Sài đất, 20g củ sắn dây, 16g Cam thảo đất, 12g Ké đầu ngựa, 16g cây cối xay. Mang bài thuốc sắc thành nước thuốc để uống hàng ngày đến khi hết sốt cao.

Điều trị bệnh suy thận

Sử dụng 5g cỏ mực khô cho vào 1 chén nước đầy, đun trong thời gian từ 20 phút đến 25 phút. Sau đó, lọc lấy nước và bỏ phần bỏ, uống  nước thuốc đều hàng ngày để nhanh chóng cải thiện tình trạng suy thuận.

Điều trị bệnh sỏi thận

Bài thuốc gồm có: cỏ mực 20g và Xạ tiền thảo 15g. Mang bài thuốc sắc thành nước uống hàng ngày. Có thể uống nước thuốc thay trà trong ngày, kiên trì sử dụng 1 tháng để cải thiện tình trạng sỏi thận.

Điều trị sốt xuất huyết

Bài thuốc gồm có: cỏ mực 20g, Kinh giới 20g, bông Mã đề 20g, sắn dây 15g, lá cúc tần 12g, 3 lát gừng thái mỏng. Cho thang thuốc vào 600ml nước sạch để tiến hành sắc trong thời gian 30 phút. Mỗi ngày uống 3 lần, uống thuốc đến khi hết hẳn bệnh.

Điều trị bệnh eczema ở trẻ em

Bài thuốc trị eczema bằng cỏ mực mang lại hiệu quả trong 5 ngày sử dụng
Bài thuốc trị eczema bằng cỏ mực mang lại hiệu quả trong 5 ngày sử dụng

Sử dụng 50g cỏ mực khô mang đi sắc cho cô đặc lại, sau đó bôi lên vị trí trẻ bị đau. Mỗi ngày bôi 3 lần và duy trì bôi thuốc trong vòng 5 ngày để giảm đi tình trạng ngứa ngáy. Bôi thuốc đúng liệu trình trong vòng 7 ngày giúp khỏi hẳn bệnh.

Điều trị xuất huyết tử cung

Bài thuốc thứ nhất gồm có: 20g cỏ mực tươi, 20g Trắc bách diệp. Cho thang thuốc vào 500ml nước rồi tiến hành sắc thành nước uống hàng ngày. Mỗi ngày uống một thang và uống đều đặn trong vòng 7 ngày để cải thiện tình trạng.

Bài thuốc thứ hai gồm có: cỏ mực 30g; Hoàng kỳ 60g; Sinh địa, Thục địa, Nữ trinh tử, Phúc bồn tử và Bạch thược mỗi vị 15g, Thăng ma 6g. Cho thanh thuốc vào 500ml nước rồi tiến hành sắc thành nước để uống. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, duy trì sử dụng bài thuốc đến khi hết bệnh.

Điều trị xuất huyết dạ dày

Bài thuốc gồm có: lá cỏ mực tươi 30g, lá sen 20g, Trắc bá diệp 15g. Cho bài thuốc vào 500ml nước sạch rồi tiến hành sắc trong vòng 20 phút. Trong ngày, chia làm 3 lần uống để cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mực

Sử dụng cỏ mực cần lưu ý những điều gì?
Sử dụng cỏ mực cần lưu ý những điều gì?

Mặc dù cây cỏ mực mang lại nhiều công dụng bất ngờ nhưng trước khi sử dụng bạn cũng nên lưu ý các điểm sau để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân

Đối tượng sử dụng

Trước khi sử dụng cỏ mực, bạn cần biết rõ bản thân có phải là đối tượng phù hợp sử dụng dược liệu này không. Một số đối tượng được khuyến cáo nên sử dụng cỏ mực gồm có:

  • Trường hợp bị suy thận, sỏi thận.
  • Trường hợp phụ nữ bị rong kinh, xuất huyết tử cung.
  • Trường hợp bị viêm xoang.
  • Trường hợp bị xuất huyết dạ dày.
  • Trường hợp bị suy nhược cơ thể, mất ngủ kéo dài.
  • Trường hợp bị gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc do uống nhiều rượu bia.

Đối tượng không nên sử dụng cỏ mực

  • Người bị hư hàn được khuyến cáo nên thận trọng khi sử dụng cỏ mực và được khuyến khích không nên sử dụng loại thảo dược này. Vì khi sử dụng dễ xảy ra tình trạng tiêu chảy.
  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng cỏ mực. Vì khi sử dụng  cỏ mực khiến các mẹ bầu dễ bị băng huyết.
  • Đối với trẻ nhỏ không khuyến khích giã hoặc nấu lấy nước để uống mà thay vào đó chỉ nên áp dụng phương pháp đắp để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ.
Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng cỏ mực
Phụ nữ mang thai ở 3 tháng đầu tuyệt đối không được sử dụng cỏ mực

Hỏi ý kiến bác sĩ

Trong quá trình sử dụng cỏ mực nếu xảy ra bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng bất thường, ngưng sử dụng dược liệu và đến ngay cơ sở y tế để thăm hỏi bác sĩ. Trường hợp, người dùng đang sử dụng thuốc tây, thực phẩm chức năng cần khai báo cụ thể để bác sĩ nắm rõ. Vì cỏ mực xảy ra tương tác làm giảm đi tác dụng vốn có của một số loại thuốc.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Trong quá trình sử dụng cỏ mực, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bên cạnh đó, không hút thuốc và sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia,…

Giá bán và địa chỉ mua cây cỏ mực

Hiện nay, bạn dễ dàng tìm mua cỏ mực tại các cửa hàng chuyên bán dược liệu, các hiệu thuốc đông y,.. Tuy nhiên, để tránh mua phải cỏ mực kém chất lượng, bạn nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín trên toàn quốc.

Giá bán của cây cỏ mực có sự chênh lệch tại các địa điểm mua dược liệu. Tuy nhiên, giá bán 1kg thảo dược này trung bình từ 100.000 đồng trở lên.

Trên đây là thông tin về cây cỏ mực, một dược liệu điều trị được nhiều triệu chứng, bệnh lý ở người. Hy vọng, bài viết giải đáp được các vấn đề bạn đang tìm hiểu. Chúc bạn cải thiện được tình trạng của bản thân khi sử dụng thảo dược cỏ mực.

Bài viết liên quan:

Cây xạ đen và những tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe

Công dụng của cây hoa cứt lợn, Cách sử dụng và liều lượng

Đinh lăng: Thành phần và một số bài thuốc trị bệnh

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi chúng tôi tại Google News
La hán quả là một loại thảo dược quý được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau.
Cây tầm bốp có thể thu hoạch quanh năm
Hà thủ ô được bảo quản bằng cách cắt lát nhỏ và phơi khô
Chúng chứa rất nhiều thành phần quý hiếm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *